|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

Doanh thu xuất khẩu sang Mỹ tháng 10 của Vĩnh Hoàn giảm 13%

13:38 | 09/11/2022
Chia sẻ
So với tháng 9, doanh thu xuất khẩu tháng 10 của Vĩnh Hoàn đã hồi phục, song vẫn ở mức thấp so với giai đoạn từ tháng 2 đến tháng 8. Trong đó, mảng cá tra mang về 601 tỷ đồng doanh thu, tăng 11% so với tháng 9 và chỉ tăng 1% so với tháng 10/2021.

CTCP Vĩnh Hoàn (Mã: VHC) vừa công bố kết quả kinh doanh tháng 10 với doanh thu xuất khẩu đạt 1.014 tỷ đồng, tăng 25% so với cùng kỳ năm ngoái và tăng 11% so với tháng 9.

Cụ thể, mảng cá tra tăng nhẹ 1% lên 601 tỷ đồng và đóng góp 59% vào tổng doanh thu xuất khẩu. Các sản phẩm phụ, sản phẩm chăm sóc sức khỏe, sản phẩm hỗn hợp khác ghi nhận tăng trưởng lần lượt 49%, 117% và 734% so với tháng 10/2021. Riêng doanh thu mảng bánh phồng tôm sụt giảm 22% xuống 18 tỷ đồng.

Xét theo thị trường xuất khẩu, Mỹ và Trung Quốc - hai thị trường chính của Vĩnh Hoàn ghi nhận doanh thu giảm lần lượt 13% và 43% so với cùng kỳ. Trong khi đó, thị trường châu Âu và các nước khác tăng trưởng 72% và 161%. Thị trường nội địa cũng báo doanh thu đi lên, tăng 156%.

 Nguồn: MH việt hóa từ báo cáo của VHC.

Nếu so với tháng 9, doanh thu xuất khẩu tháng 10 của Vĩnh Hoàn đã phục hồi, song vẫn ở mức thấp so với giai đoạn tháng 2 - tháng 8/2022. Trong đó doanh thu mảng cá tra tăng 11% so với tháng 9. Thị trường Mỹ và châu Âu cũng tăng trở lại với mức tăng lần lượt 29% và 22%, trong khi kim ngạch xuất khẩu qua Trung Quốc giảm 31%.

 Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo của VHC.

Theo báo cáo của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản (VASEP), trong tháng 10/2022, xuất khẩu cá tra cả nước ước đạt 218 triệu USD, tăng 60% so với cùng kỳ năm 2021.

Năm 2022, lạm phát và xung đột Nga – Ukraine đã giúp cho cá tra tăng mạnh doanh số xuất khẩu đi các thị trường. Đa số các thị trường đều tăng từ 40 – 200% sản lượng nhập khẩu cá tra của Việt Nam.

Hai thị trường chi phối xu hướng xuất khẩu cá tra của Việt Nam là Trung Quốc chiếm 30%, Mỹ chiếm 23%. Sau khi tăng nóng trong nửa đầu năm, lượng tồn kho tăng và tắc nghẽn tại các cảng nhập khẩu khiến nhu cầu của Mỹ giảm. 

Trong khi đó việc nhập khẩu vào thị trường Trung Quốc tiếp tục hồi phục mạnh mẽ, vì sản lượng thuỷ sản trong nước giảm, chính sách Zero Covid khiến nước này thiếu thực phẩm và thuỷ sản.

Theo dự báo, nhu cầu thị trường tăng trong quý III và đầu quý IV để phục vụ cho đơn hàng và tiêu thụ dịp Tết Nguyên Đán, các lễ hội cuối năm trong khi nguồn cung nguyên liệu giảm khiến cho giá cá xuất khẩu sẽ tăng cao hơn trong giai đoạn này.

Minh Hằng

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.