|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

VDSC: Triển vọng ngành tiêu dùng, ngân hàng, BĐS khu công nghiệp khả quan nhất năm 2020

14:39 | 31/12/2019
Chia sẻ
Năm 2020, Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) dự báo khả quan với các ngành tiêu dùng, ngân hàng, BĐS Khu công nghiệp, dầu khí. Tuy nhiên, năm tới có thể sẽ khó khăn với các doanh nghiệp Cảng biển, bất động sản và nông nghiệp.

Theo Báo cáo chiến lược đầu tư của năm 2020, các nhà phân tích từ CTCP Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) dự báo Việt Nam sẽ có đà tăng trưởng kinh tế vĩ mô, GDP; lạm phát và tỷ giá hoái đoái được kiểm soát tốt.

Tuy nhiên, VDSC cũng lưu ý với các rủi ro bên ngoài, đặc biệt là cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung có thể leo thang. Từ đó, báo cáo chiến lược năm 2020 của CTCK này phát hành đã đưa quan điểm "thận trọng trong một một triển vọng lạc quan" cho năm tới.

Nhìn chung, VDSC cho rằng nhiều ngành sẽ có tín hiệu lạc quan hoặc ít nhất không tệ hơn năm 2019 về hoạt động kinh doanh. Các ngành được đánh giá tích cực là tiêu dùng, bán lẻ, ngân hàng, dầu khí, khu công nghiệp. Ngược lại, các ngành như cảng biển, thủy sản, bất động sản sẽ gặp chút khó khăn.

Chứng khoán Rồng Việt: Kỳ vọng khả quan ngành tiêu dùng, dầu khí, ngân hàng năm 2020 - Ảnh 1.

Triển vọng ngành, cổ phiếu khuyến nghị năm 2020 (Nguồn: Báo cáo chiến lược đầu tư 2020 - VDS)

Nhóm ngành triển vọng tích cực

Theo VDSC, thị trường hàng tiêu dùng Việt Nam vẫn là mảnh đất màu mỡ cho nhà đầu tư quốc tế. Trong đó, các doanh nghiệp ngành bán lẻ trong nước vẫn thống trị phân khúc cửa hàng vừa và nhỏ.

Ngoài ngành hàng điện tử gần bão hòa, các mặt hàng khác vẫn phân mảnh và hầu như nằm trong ty kênh bán lẻ truyền thống. VDSC cho rằng điều này sẽ là cơ hội tăng trưởng lớn cho các chuỗi bán lẻ, đặc biệt là MWG (CTCP Đầu tư Thế giới Di động) và PNJ (CTCP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận).

Với ngành thực phẩm đồ uống, doanh nghiệp sữa có tín hiệu hồi phục với kỳ vọng QNS (CTCP Đường Quảng Ngãi) nhờ vị thế dẫn đầu mặt hàng sữa đậu nành. Mảng bia-rượu-nước giải khát, SMB (CTCP Bia Sài Gòn - Miền Trung) được đánh giá triển vọng nhờ chiến lược tái cấu trúc cùng tỷ suất cổ tức hấp dẫn.

Ngành ngân hàng, VDSC dự báo tăng trưởng tín dụng 2020 sẽ tương tự năm 2019, biên lãi ròng mở rộng có chọn lọc và chi phí dự phòng sẽ được tiết giảm ở một số ngân hàng. Nhiều ngân hàng sẽ đạt tăng trưởng lợi nhuận lõi ít nhất 15%, PB dự phóng ở mức 0,9-1,2 lần, ROE dự phóng từ 20-24%. 

Cổ phiếu VPB của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng và BID của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam được VDSC đánh giá cao. Trong đó, VPB được kỳ vọng nhờ công ty con mảng tài chính tiêu dùng FE Credit và kênh bancassurance hợp tác độc quyền với AIA. Với BID, ngân hàng này sẽ có tiềm năng hơn nhờ thương vụ hợp tác chiến lược với Keb Hana Bank và sau khi xử lý hết nợ VAMC.

Sau chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, ngành BĐS Khu công nghiệp có diễn biến tích cực nhờ dòng vốn đầu tư mới đổ vào Việt Nam. Năm 2020, VDSC tiếp tục tin sẽ là năm tốt đẹp cho doanh nghiệp vận hành cho thuê khu công nghiệp như Kinh Bắc (Mã: KBC ), VGC (Tổng Công ty Viglacera) tại khu vực miền bắc và (Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển Công nghiệp (Becamex - Mã: BCM ) tại miền nam nhờ vào quỹ đất khổng lồ.

Ngành dầu khí, VDS đánh giá tích cực nhờ cơ cấu trong Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và những công ty lớn, bên cạnh triển vọng về giá dầu duy trì ở mức cao sau nỗ lức cắt giảm từ OPEC và các đồng minh (1,2 triệu lên 1,7 triệu/thùng/ngày đến tháng 3/2020). Dự án Nghi Sơn hoạt động ổn định và Long Sơn trong quá trình đầu tư cũng là động lực cho các công ty vận tải dầu khí.

Bên cạnh dầu khí, VDSC cũng cho rằng ngành ô tô và phụ tùng sẽ có bước phát triển nhờ dự báo như cầu vẫn tiếp tục tăng. Dù vậy, hiện ngành này vẫn còn cơ mô tương đối nhỏ trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

Nhóm ngành triển vọng trung lập

Theo VDSC, ngành xây dựng gặp nhiều khó khăn khi vẫn tiếp tục tìm động lực sau đỉnh tăng trưởng năm 2017. Phân khúc xây dựng điện và xây dựng công nghiệp sẽ hưởng lợi khi có dòng vốn đổ vào, kể đến CTCP Xây lắp điện 1 (Mã: PC1) hay CTCP Tư vấn Xâu dựng Điện 2 (TV2)

Ngành thép có dấu hiệu chững lại ảnh hưởng từ tăng trưởng yếu của ngành xây dựng. Hoạt động động xuất khẩu thép không thuận lợi do xu hướng bảo hộ thương mại. Bên cạnh, doanh nghiệp thép còn đối mặt với lượng thép cán nóng (HRC) giá rẻ từ Ấn Độ. 

Các doanh nghiệp thép hướng tới năm 2020 bằng giải pháp mở rộng chuỗi giá trị, thận trọng mục tiêu tăng trưởng. Tiêu biểu là CTCP Tập đoàn Hòa Phát (HPG) được kỳ vọng nhờ vị thế và dây chuyền sản xuất thép HRC từ nhà máy Dung Quất. Tuy nhiên, VDSC cũng cho rằng đây là rủi ro do thời gian và kinh nghiệm vận hành của công ty.

Các ngành hàng không, bảo hiểm, dược được kỳ vọng tốc độ tăng trưởng duy trì. Ngành dệt may, thủy sản sẽ gặp đôi chút khó khăn những vẫn có tín hiệu duy trì ổn định.

Nhóm ngành dự báo khó khăn

Theo VDSC, bất động sản gặp khó khăn trong năm 2020 khi chính sách tín dụng thặt chặt và mức giá bán hiện tại đang cao làm giảm tỷ lệ hấp thụ. Năm 2019, quỹ đất nội thành cạn kiệt, "sức nóng" chuyển dịch sang các tỉnh thành lân cận, rủi ro thiếu cơ sở hạ tầng, giá đất tăng làm tăng mức độ rủi ro.

Bất động sản mang tính chu kỳ và tiến vào vùng điều chỉnh ngắn hạn. Tuy nhiên, VDSC tin rằng đây có thể là bàn đạp cho tăng trưởng dài hạn hơn trong tương lai xa.

Ngành cảng biển, nông nghiệp có thể thiếu tích cực. Trong đó, doanh nghiệp ngành cảng biến đang cạnh trạnh khốc liệt, áp lực từ các cảng thượng nguồn khó khăn và có thể gây giảm sản lượng container nội địa.


 


Minh Đăng