|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

VDSC: Khó khăn ngành dệt may sẽ còn kéo dài đến năm 2023

06:00 | 24/11/2022
Chia sẻ
Trong khi nhu cầu tại các thị trường xuất khẩu chậm lại, hàng tồn kho các sản phẩm may mặc của các nhà bán lẻ và các nhãn hàng tiếp tục ở mức cao sẽ làm xấu đi triển vọng đơn hàng dệt may của Việt Nam trong nửa đầu năm tới. Với 2023, VDSC cho ràng rằng đây sẽ là một năm đầy thách thức phía trước.

Công ty Cổ phần Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) nhận định triển vọng xuất khẩu của ngành xấu đi trong nửa đầu 2023 do những diễn biến xấu của tình hình vĩ mô tiếp tục gây áp lực lên sức tiêu dùng tại các thị trường xuất khẩu dệt may chính của Việt Nam và lạm phát tại  Mỹ (thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam) dự kiến sẽ giảm từ từ, tiếp tục tác động tiêu cực lên nhu cầu tiêu dùng của nhóm hàng không thiết yếu, trong đó có sản phẩm may mặc.

Dữ liệu lịch sử cho thấy doanh số bán lẻ quần áo và giày dép tại Mỹ phải mất 8-10 tháng để hồi phục dần từ đấy kể từ khi lạm phát đạt đỉnh.

Do tình hình tắc nghẽn trong vận chuyển đơn hàng hạ nhiệt nhanh hơn dự kiến trong khi lượng đặt hàng mới chưa điều chỉnh giảm kịp, lượng hàng may mặc và giày dép nhập khẩu của Mỹ đã tăng lên mức cao kỷ lục trong tháng 8. Từ đó vô hình chung tạo sức ép trong việc tiêu thụ  hàng tồn kho trong quý IV hoặc thậm chí kéo dài cho đến nửa đầu năm 2023.

Doanh số bán lẻ quần áo và giày dép tại các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam có dấu hiệu kém khả quan từ tháng 10 cùng mức tăng trưởng âm, báo hiệu tiếp một mùa khó khăn cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam.

Trong quý III, các sản phẩm quần áo may mặc trong nhóm sản phẩm bán lẻ phi thực phẩm ghi nhận tăng trưởng thấp nhất ở Anh.

"Khách hàng của các doanh nghiệp dệt may Việt sẽ khó tăng trưởng doanh số trong  bối cảnh thị trường tiêu thụ đang suy yếu.

Cùng với đó, người tiêu dùng châu Âu dự kiến sẽ giảm chi tiêu cho các sản phẩm may mặc và giày dép, đặc biệt là nhóm thu nhập thấp (theo khảo sát người tiêu dùng của McKinsey). Ngân sách chi tiêu của người tiêu dùng cho các sản phẩm quần áo và giày dép thu hẹp lại báo hiệu trước những khó khăn sắp tới cho các nhãn hàng và nhà bán lẻ hàng may mặc tại châu Âu" VDSC nhận định.

 Nguồn: VDSC

Trong khi nhu cầu chậm lại, hàng tồn kho tiếp tục ở mức cao sẽ làm xấu đi triển vọng đơn hàng dệt may của Việt Nam trong nửa đầu năm tới.

Trong bối cảnh nhu cầu của người tiêu dùng suy yếu cùng với việc các nhà bán buôn cắt giảm đơn đặt hàng đồng thời với giải phóng hàng tồn kho, VDSC cho rằng hàng tồn kho của ngành may mặc hiện tại có thể rơi  vào tình trạng lớn hơn mức thị trường có thể hấp thụ.

Số lượng ngày tồn kho của hầu hết các thương hiệu và nhà bán lẻ đã tăng lên mức cao sau đại dịch, bắt đầu từ quý II. Áp lực tiêu thụ hàng tồn kho và kế hoạch như mở rộng các chương trình khuyến mãi để đẩy hàng tồn kho được dự kiến sẽ kéo dài ít nhất đến cuối quý IV năm nay hoặc tới nửa đầu 2023.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

H.Mĩ

Nhóm cổ phiếu nào được dự báo hưởng lợi từ kết quả bầu cử tổng thống Mỹ?
Dựa trên những điểm nhấn về chính sách, Agriseco cho rằng có nhiều điểm đối lập trong cách điều hành nền kinh tế của hai ứng cử viên tổng thống. Nhóm phân tích nêu sự tác động của cuộc bầu cử đến một số nhóm ngành trên thị trường chứng khoán Việt Nam.