|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

VCBS: TTCK Việt Nam 2019 đón làn sóng DN mới niêm yết, dòng tiền sẽ quay trở lại

18:02 | 24/12/2018
Chia sẻ
Năm 2019, VCBS kì vọng dòng tiền đầu tư sẽ quay trở lại với thị trường chứng khoán Việt Nam. Nhiều khả năng hai sàn giao dịch sẽ đón một làn sóng doanh nghiệp niêm yết mới, trong đó tập trung vào nhóm ngành bất động sản và vật liệu xây dựng.
vcbs ttck viet nam 2019 don lan song dn moi niem yet dong tien se quay tro lai 10 tỉ phú kiếm nhiều tiền nhất trong một năm chứng khoán biến động

Năm 2018 biến động mạnh của TTCK Việt Nam

Theo báo cáo từ Công ty Chứng khoán Viecombank (VCBS), thị trường chứng khoán Việt Nam 2018 trải qua một năm biến động mạnh với nhiều sự kiện trọng yếu khiến kì vọng của nhà đầu tư thay đổi liên tục. VN-Index từng chạm đỉnh vào giữa tháng 4 và nhanh chóng rơi vào chu kì giảm giá cuối tháng 7.

Quý II/2018, dù yếu tố vĩ mô trong nước vẫn hỗ trợ tích cực cho đà tăng của thị trường nhưng những biến động trên thị trường tài chính quốc tế như động thái tăng lãi suất của Fed, căng thẳng thương mại Mỹ-Trung đã tác động mạnh đến triển vọng của toàn khu vực châu Á.

Ngoài ra, thị trường Việt Nam cũng được định giá không còn rẻ, các thương vụ niêm yết lớn như Vinhomes, Techcombank …khiến dòng tiền của nhiều quỹ đầu tư chuyển hướng một phần từ các cổ phiếu trên thị trường niếm yết sang cổ phiếu mới để tái cơ cấu danh mục đầu tư.

vcbs ttck viet nam 2019 don lan song dn moi niem yet dong tien se quay tro lai

Năm 2019 đón làn sóng DN mới niêm yết, các chỉ số chính có thể vẫn dao động khoảng 300-350 điểm

Năm 2019, VCBS kì vọng dòng tiền đầu tư sẽ quay trở lại với thị trường chứng khoán Việt Nam. Động thái tăng lãi suất của Fed có thể gây áp lực lên dòng tiền cũng như kì vọng nhà đầu tư, đồng thời cũng thúc đẩy sự phân hóa giữa các cổ phiếu dựa trên tiềm năng tăng trưởng.

Nhiều khả năng hai sàn giao dịch sẽ đón một làn sóng doanh nghiệp niêm yết mới, trong đó tập trung vào nhóm ngành bất động sản và vật liệu xây dựng.

Dự thảo luật chứng khoán sửa đổi đã được Bộ Tài Chính và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước lấy ý kiến công khai và dự trình Quốc hội vào tháng 10/2019. Việc tách bạch giữa thủ tục đăng kí thành lập doanh nghiệp và cấp giấy phép hoạt động kinh doanh đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện nhiều khả năng sẽ giúp hoạt động giải thể và sáp nhập, hợp nhất giữa các công ty chứng khoán diễn ra sôi động hơn.

Thêm vào đó, việc ký kết thành công hiệp định CPTPP sẽ giúp một số ngành có thêm lợi thế cạnh tranh trong hoạt động xuất khẩu, ví dụ như thủy hải sản, dệt may,…Mặc dù vậy, chúng ta cũng phải đối mặt với nhiều thách thức trong đó có áp lực kiềm chế lạm phát. Cùng lúc thị trường có thể chứng kiến nhiều biến động mạnh do các bất ổn biến động khó lường từ Mỹ, Trung Quốc hay châu Âu.

Tính chung cho cả năm 2019, sau khi cân nhắc tất cả các yếu tố trên, mặc dù kỳ vọng vào một kịch bản tích cực của thị trường nhưng VCBS cho rằng các chỉ số chính sẽ dao động trong biên độ khá lớn, khoảng 300-350 điểm.

Nguyên nhân bởi động thái tăng lãi suất của FED nhiều khả năng sẽ vẫn tiếp tục trong năm 2019, Mỹ và Trung Quốc khó có thể đạt được một thỏa thuận thương mại toàn diện ngay trong năm tới và kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục duy trì đà tăng trưởng đi cùng với việc kiểm soát tốt lạm phát và tỷ giá dù chịu nhiều áp lực hơn.

Ngoài ra, VCBS dự đoán các nhóm ngành được hưởng lợi từ chiến tranh thương mại Mỹ- Trung Quốc do các yếu tố gồm, hàng hóa Trung Quốc không vào được thị trường Mỹ tập trung vào các doanh nghiệp với các mặt hàng xuất khẩu thế mạnh của Việt Nam, hoặc sự chuyển dịch dòng vốn đầu tư nước ngoài từ Trung Quốc sang các nước trong khu vực với nhóm được hưởng lợi chính là Bất động sản Khu công nghiệp.

Trong khi đó, các doanh nghiệp có nền tảng cơ bản tốt được kỳ vọng tốc độ tăng trưởng cao trong năm 2019. Một số doanh nghiệp khác còn có "câu chuyện" riêng như thoái vốn, M&A, điểm rơi lợi nhuận, hay tăng trưởng lợi nhuận nhờ mở rộng quy mô ….

Xem thêm

Anh Túc

Vì sao Mỹ chật vật với lạm phát hơn châu Âu?
Lạm phát có thể đã giảm mạnh từ các mức cao nhất hàng chục năm qua ở cả hai bờ Đại Tây Dương, nhưng tiến triển ở Mỹ đã chững lại, khiến Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) hiện được dự đoán sẽ bắt đầu cắt giảm lãi suất chậm hơn nhiều so với Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB).