Cuộc đua cho vay đảo nợ với lãi suất thấp đang khiến những ngân hàng nhỏ chịu áp lực mất đi thị phần vào tay các "ông lớn" vốn có ưu thế nguồn vốn dồi dào với chi phí vốn thấp.
Hàng trăm doanh nghiệp trên sàn chứng khoán nói không với nợ vay. Trong đó, nhiều công ty vẫn ghi nhận tỷ suất sinh lời ROE, ROA cao ngất ngưởng dù không dùng đòn bẩy.
Dự án lớn nhất của Vinachem - Nhà máy đạm Ninh Bình hiện đang vay của công ty mẹ hơn 9.450 tỷ đồng với mục đích chủ yếu là trả nợ vay đến hạn. Vinachem đang phải còng lưng gánh nợ thay con trước hoàn cảnh tình hình tài chính của dự án nghìn tỷ đang bi đát.
Một quan chức ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) cho biết nước này nên cho phép các chính quyền địa phương phá sản để hạn chế tình trạng vay nợ tràn lan tại cấp hành chính.
Bộ Tài chính Trung Quốc vừa yêu cầu một đợt tổng rà soát các dự án hợp tác công tư (PPP) và siết chặt quy định cấp phép dự án mới trước lo ngại nguy cơ nợ xấu do lạm dụng hình thức đầu tư này.
Từ năm 2012, trong một dịp trao đổi bên lề với một số phóng viên, cán bộ chuyên trách Vụ Hợp tác Quốc tế (Ngân hàng Nhà nước) từng nói trước: dăm năm nữa, áp lực vay nợ của Việt Nam sẽ lớn hơn.
Là Phó GĐ một chi nhánh ngân hàng, Bảy dễ dàng vay mượn tiền nhiều người để làm dịch vụ đáo hạn ngân hàng. Sau một thời gian trả lãi sòng phẳng thì Bảy bỏ trốn.
Chính phủ đề xuất cắt giảm hơn 5.800 tỉ đồng kế hoạch vốn nước ngoài 2016 của 11 bộ, ngành T.Ư và 28 địa phương đồng thời phân bổ hơn 7.100 tỉ đồng để bổ sung cho các nhiệm vụ, dự án khác.
Chính phủ đã đề xuất nâng chỉ tiêu giới hạn nợ Chính phủ so với GDP từ mức 50% như hiện nay lên mức trần 55% trong giai đoạn 2016-2020 nhưng đa số thành viên Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội không chấp nhận.
Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường cho rằng nên ban hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt vào năm tới nhưng thời gian áp dụng thì lùi lại một năm để cả người tiêu dùng và doanh nghiệp có thời gian chuyển đổi hành vi, chuyển đổi sản xuất.