Ứng dụng công nghệ cao trong mô hình 'khách sạn cho heo' tại Trung Quốc - Phần 2
Mô hình 'khách sạn cho heo' tại Trung Quốc - Phần 1 |
Theo Reuters, Yangxiang đã chi 16.000 nhân dân tệ cho mỗi con heo nái tại trang trại mới của mình, tổng cộng khoảng 500 triệu nhân dân tệ, không bao gồm chi phí chăn nuôi.
Theo ông Xue Shiwei, Phó giám đốc điều hành tại Pipestone Livestock Technology Consultancy, một đơn vị Trung Quốc của một công ty quản lý trang trại Mỹ, xây dựng các toàn nhà cao tầng có nghĩa chi phí cũng sẽ tăng cao hơn và phức tạp hơn, chẳng hạn như cho đường ống dẫn vào các tòa nhà, .
"Mô hình này sẽ tiết kiệm đất nhưng mức độ phức tạp của cấu trúc tăng lên, cũng như chi phí cho bê tông hoặc thép sẽ cao hơn", ông nói.
Mô hình "khách sạn cho heo" của công ty Yangxiang trên đỉnh núi Yaji. Ảnh: Reuters. |
Lo ngại về sức khỏe của đàn heo cũng làm tăng chi phí, vì nguy cơ dịch bệnh bùng nổ tràn lan, một vấn đề luôn tồn tại có trong ngành chăn nuôi của Trung Quốc, cao hơn khi nhiều động vật được nuôi tại cùng một chỗ.
Bà Irene Camerlink, một chuyên gia về phúc lợi động vật tại Đại học Thú y ở Vienna, người đã làm việc với các trang trại Trung Quốc cho biết, ngay cả các trang trại 2 tầng ở châu Âu cũng đã làm dấy lên lo ngại đàn heo sẽ không nhận được nhiều sự chăm sóc.
Theo bà Camerlink, bất kỳ sự bùng nổ dịch bệnh nào có thể dẫn tới việc tiêu hủy diện rộng.
Ông Xu Jiajing, quản lý trang trại của Yangxiang cho biết, công ty giảm nguy cơ mắc bệnh bằng cách quản lý từng tầng riêng biệt, với nhân viên làm việc trên cùng một tầng mỗi ngày. Heo nái mới được đưa vào một tòa nhà ở tầng trên cùng, và sau đó được di chuyển bằng thang máy đến tầng được chỉ định, nơi chúng được nuôi dưỡng.
Nhân viên chuyển heo lên các tầng bằng thang máy. Ảnh: Reuters. |
Hệ thống thông gió được thiết kế để ngăn không khí lưu thông giữa các tầng hoặc các tòa nhà khác. Không khí đi vào qua các kênh mặt đất và dẫn tới ống thông gió ở mỗi tầng. Các ống dẫn được nối với ống xả trung tâm trên mái nhà, với những chiếc quạt mạnh mẽ hút không khí qua các bộ lọc và đẩy nó ra khỏi ống khói cao 15 mét.
Ngoài ra, một nhà máy xử lý chất thải vẫn đang được xây dựng trên đỉnh núi Yaji để xử lý chất thải của hệ thống. Sau khi xử lý, chất lỏng sẽ được phun lên khu rừng xung quanh, và chất rắn được bán cho các trang trại gần đó như phân bón hữu cơ.
Đại diện của Yangxiang cho biết, thiết bị bổ sung của dự án, phần lớn được nhập khẩu, để giảm bệnh tật, tác động môi trường và chi phí lao động, làm tăng đáng kể chi phí của công ty.
Ảnh: Reuters. |
Tuy nhiên, sau khi thử nghiệm các mô hình khác, Yangxiang kết luận tòa nhà nhiều tầng là tốt nhất, dù nhiều người không mấy bị thuyết phục.
“Chúng tôi cần thời gian để nghiên cứu xem mô hình này có khả thi hay không", ông Xue nói. Ông cũng cho biết thêm là không khuyến khích khách hàng lựa chọn mô hình "khách sạn cho heo”.
“Sẽ có nhiều ý tưởng mới, cạnh tranh (về cách nuôi heo ở Trung Quốc)”, ông Xue nhận định, gồm cả các trang trại cao tầng.
Cuối cùng, "một mô hình phù hợp sẽ xuất hiện."