|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Ukraine muốn biến vùng đất chết Chernobyl thành di sản thế giới

17:04 | 26/04/2021
Chia sẻ
35 năm sau tai nạn hạt nhân khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại, chính phủ Ukraine đang nỗ lực đưa "vùng đất chết" Chernobyl thành di sản thế giới để thu hút khách du lịch.
Mặc những hình ảnh hoang tàn và đổ nát, Ukraine muốn đưa nhà máy Chernobyl thành di sản thế giới - Ảnh 1.

Pripyat, thành phố bị bỏ hoang gần nhà máy điện hạt nhân Chernobyl. (Ảnh: Gleb Garanich).

Một nhà máy điện hạt nhân phủ bụi, nằm giữa những đống gạch vụn và các tòa nhà bị bỏ hoang không phải là hình ảnh gợi liên tưởng đến di sản Văn hóa Thế giới của UNESCO. Nhưng chính phủ Ukraine lại đang có tham vọng giành lấy danh hiệu này cho nhà máy Chernobyl. 

Ngày 26/4/1986 - tức đúng 35 năm về trước, lò phản ứng số 4 thuộc nhà máy điện hạt nhân Chernobyl phát nổ trong một lần chạy kiểm tra hệ thống an toàn. Chất phóng xạ thoát ra từ vụ nổ đã bay đi khắp châu Âu, làm ảnh hưởng tới sức khỏe hàng triệu người. 

Tất cả những ai sống trong phạm vi bán kính 30 km kể từ nhà máy điện (hay còn gọi là Vùng loại trừ Chernobyl) đều phải đi sơ tán. Nhiều nhà cửa, mùa màng trong Vùng loại trừ này phải bị phá hủy, động vật bị giết để ngăn phóng xạ phát tán rộng thêm.

Mặc những hình ảnh hoang tàn và đổ nát, Ukraine muốn đưa nhà máy Chernobyl thành di sản thế giới - Ảnh 2.

Phòng điều khiển tại lò phản ứng hạt nhân thứ 4 - lò phản ứng xảy ra tai nạn tại nhà máy Chernobyl. (Ảnh: Gleb Garanich).

Mặc những hình ảnh hoang tàn và đổ nát, Ukraine muốn đưa nhà máy Chernobyl thành di sản thế giới - Ảnh 3.

Hình ảnh tại lò phản ứng bị hư hỏng tại Chernobyl. (Ảnh: Gleb Garanich).

Mặc những hình ảnh hoang tàn và đổ nát, Ukraine muốn đưa nhà máy Chernobyl thành di sản thế giới - Ảnh 4.

Bảng điều khiển đã mục nát. (Ảnh: Gleb Garanich).

Ukraine hy vọng danh hiệu di sản từ UNESCO có thể mang đến tiền tài trợ và khách du lịch. Vì vậy, chính phủ Ukraine đã bắt đầu quá trình có thể cho phép nước này đăng ký xin bảo trợ từ cơ quan văn hóa, khoa học và giáo dục của Liên Hợp Quốc. 

Mặc những hình ảnh hoang tàn và đổ nát, Ukraine muốn đưa nhà máy Chernobyl thành di sản thế giới - Ảnh 5.

Pripyat, thành phố bị bỏ hoang gần nhà máy điện hạt nhân Chernobyl. (Ảnh: Gleb Garanich).

Mặc những hình ảnh hoang tàn và đổ nát, Ukraine muốn đưa nhà máy Chernobyl thành di sản thế giới - Ảnh 6.

Bên trong một căn nhà ở ngôi làng bị bỏ hoang Zalissya. (Ảnh: Gleb Garanich).

31 công nhân nhà máy và lính cứu hỏa đã chết ngay sau thảm họa, hầu hết là do nhiễm độc phóng xạ.

Mặc những hình ảnh hoang tàn và đổ nát, Ukraine muốn đưa nhà máy Chernobyl thành di sản thế giới - Ảnh 7.

Tờ lịch năm 1986 tại căn nhà trong ngôi làng bị bỏ hoang Zalissya. (Ảnh: Gleb Garanich).

Mặc những hình ảnh hoang tàn và đổ nát, Ukraine muốn đưa nhà máy Chernobyl thành di sản thế giới - Ảnh 8.

Mặt nạ phòng độc của một đứa trẻ trong trường mẫu giáo ở Pripyat. (Ảnh: Gleb Garanich).

Hàng nghìn người mắc các căn bệnh hiểm nghèo liên quan tới phóng xạ như ung thư. Tuy nhiên, tổng số thương vong và ảnh hưởng tới sức khỏe lâu dài do thảm họa Chernobyl gây ra vẫn là chủ đề gây ra nhiều tranh cãi.

Bộ trưởng Văn hóa Ukraine Oleksandr Tkachenko cho biết: "Chúng tôi tin rằng việc đưa Chernobyl vào danh sách di sản của UNESCO là bước đi đầu tiên và quan trọng để đưa địa điểm nổi tiếng này trở thành một điểm đến độc đáo, thú vị của toàn nhân loại".

"Tầm quan trọng của khu vực Chernobyl vượt xa biên giới Ukraine ... Nó không chỉ có ý nghĩa về hoài niệm, mà còn là lịch sử và quyền của con người", Bộ trưởng Tkachenko nói với Reuters.

Mặc những hình ảnh hoang tàn và đổ nát, Ukraine muốn đưa nhà máy Chernobyl thành di sản thế giới - Ảnh 9.

Hệ thống radar do Liên Xô sản xuất và lắp đặt gần Chernobyl. (Ảnh: Gleb Garanich).

Bộ trưởng Tkachenko cho biết trước khi gửi yêu cầu lên Liên Hợp Quốc, các địa điểm muốn nhận được sự bảo hộ của UNESCO phải nằm trong danh sách di sản văn hóa và lịch sử của quốc gia.

Gần đây Bộ Văn hóa Ukraine đã quyết định đưa một radar quân sự khổng lồ xây dựng gần thành phố Chernobyl hồi thập niên 70 vào danh sách. Ukraine cũng đang thảo luận để mở rộng địa điểm trong danh sách văn hóa và lịch sử quốc gia ra toàn bộ bán kính 30 km của Vùng Loại trừ Chernobyl.

Mặc những hình ảnh hoang tàn và đổ nát, Ukraine muốn đưa nhà máy Chernobyl thành di sản thế giới - Ảnh 10.

Đống đổ nát của những ngôi nhà bị cháy ở ngôi làng bỏ hoang Poliske. (Ảnh: Gleb Garanich).

Mặc những hình ảnh hoang tàn và đổ nát, Ukraine muốn đưa nhà máy Chernobyl thành di sản thế giới - Ảnh 11.

Một con nai sừng tấm ở Vùng Loại trừ Chernobyl. (Ảnh: Gleb Garanich/Reuters)

Hầu hết khu vực xung quanh nhà máy điện hạt nhân Chernobyl là vùng đất bỏ hoang với những tòa nhà trống trải, đất cát và đống đổ nát. Mọi tòa nhà ở Pripyat, thành phố từng là nơi sinh sống của 50.000 người chủ yếu làm việc tại nhà máy, đều đã hư hỏng và cần được sửa chữa.

Mặc những hình ảnh hoang tàn và đổ nát, Ukraine muốn đưa nhà máy Chernobyl thành di sản thế giới - Ảnh 12.

Một ngôi nhà ở làng Zalissya. (Ảnh: Gleb Garanich).

Mặc những hình ảnh hoang tàn và đổ nát, Ukraine muốn đưa nhà máy Chernobyl thành di sản thế giới - Ảnh 13.

Cây dại bao quanh một căn nhà ở làng Poliske. (Ảnh: Gleb Garanich).

Ông Tkachenko hy vọng rằng Chernobyl, vốn là địa điểm du lịch ưa thích của những người thích mạo hiểm trước đại dịch COVID-19, sẽ thu hút du khách trở lại.

Năm 2019, bộ phim "Chernobyl" của HBO đã giúp số lượng du khách đến thăm nhà máy Chernobyl và thành phố Pripyat tăng vọt lên tới 120.000 người.

Mặc những hình ảnh hoang tàn và đổ nát, Ukraine muốn đưa nhà máy Chernobyl thành di sản thế giới - Ảnh 14.

Bên trong trung tâm điều khiển của lò phản ứng thứ ba tại Chernobyl. (Ảnh: Gleb Garanich).

Thảm họa Chernobyl đã khiến cho làn sóng phát triển năng lượng hạt nhân bị cản trở đáng kể. Nhiều nhà máy điện hạt nhân đã xây xong nhưng không được hoạt động vì sự phản đối và lo sợ của công luận sau Chernobyl.

Giang