Giá tiêu hôm nay 21/1: Giá tiêu Indonesia tăng mạnh, trong khi tiêu Brazil quay đầu giảm
Cập nhật giá tiêu
Tại thị trường trong nước
Khảo sát cho thấy, giá tiêu hôm nay tiếp tục giữ ổn định ngày thứ ba liên tiếp ở mức 145.000 – 146.000 đồng/kg.
Hiện giá tiêu tại các tỉnh Đắk Nông, Bà Rịa – Vũng Tàu và Đồng Nai đang được thu mua ở mức 146.000 đồng/kg.
Tiếp đến là giá tiêu tại tỉnh Gia Lai được giao dịch ở mức 145.500 đồng/kg.
Tại hai tỉnh Đắk Lắk và Bình Phước, giá tiêu đang cùng được mua vào ở mức 145.000 đồng/kg.
Tỉnh/huyện (khu vực khảo sát) |
Giá thu mua ngày 21/1 (Đơn vị: VNĐ/kg) |
Thay đổi so với hôm trước (Đơn vị: VNĐ/kg) |
Đắk Lắk |
145.500 |
- |
Gia Lai |
145.000 |
- |
Đắk Nông |
146.000 |
- |
Bà Rịa - Vũng Tàu |
146.000 |
- |
Bình Phước |
145.000 |
- |
Đồng Nai |
146.000 |
- |
Trên thị trường thế giới
Trong phiên giao dịch gần nhất, Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế (IPC) niêm yết giá tiêu đen Lampung (Indonesia) tăng nhẹ 2 USD/tấn lên mức 7.115 USD/tấn.
Ngược lại, giá tiêu đen ASTA 570 Brazil giảm mạnh 3,25% (200 USD/tấn), xuống còn 6.150 USD/tấn.
Giá tiêu đen Kuching Malaysia giữ ổn định ở mức 9.000 USD/tấn – cao nhất trên thị trường.
Còn tại Việt Nam, giá tiêu đen tiếp tục chuỗi ngày đi ngang ở mức 6.350 USD/tấn đối với loại 500 g/l và 6.650 USD/tấn đối với loại 550 g/l.
Tên loại |
Bảng giá tiêu đen thế giới |
|
Ngày 21/1 (ĐVT: USD/tấn) |
% thay đổi so với hôm trước |
|
Tiêu đen Lampung (Indonesia) |
7.115 |
+0,02 |
Tiêu đen Brazil ASTA 570 |
6.150 |
-3,25 |
Tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA |
9.000 |
- |
Tiêu đen Việt Nam (500 g/l) |
6.350 |
- |
Tiêu đen Việt Nam (500 g/l) |
6.650 |
- |
Cùng thời điểm khảo sát, giá tiêu trắng Muntok Indonesia tăng vọt 208 USD/tấn lên mức 9.401 USD/tấn.
Trong khi đó, giá tiêu trắng xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục ổn định ở mức 9.550 USD/tấn
Đứng ở mức cao hơn, giá tiêu tiêu trắng Malaysia ASTA đang được giao dịch ở mức 11.600 USD/tấn.
Tên loại |
Bảng giá tiêu trắng thế giới |
|
Ngày 21/1 (ĐVT: USD/tấn) |
% thay đổi so với hôm trước |
|
Tiêu trắng Muntok Indonesia |
9.401 |
+2,18 |
Tiêu trắng Malaysia ASTA |
11.600 |
- |
Tiêu trắng Việt Nam |
9.550 |
- |
Cập nhật thông tin hồ tiêu
Theo Hiệp hội Hồ tiêu và Cây gia vị Việt Nam (VPSA), năm 2024, Việt Nam đã xuất khẩu được 250.600 tấn hồ tiêu các loại, thu về 1,3 tỷ USD, giảm 5,1% về lượng song tăng 45,4% về kim ngạch so với năm trước. Nguyên nhân chính là giá xuất khẩu bình quân tiêu đen năm 2024 đạt 5.154 USD/tấn, tăng 49,7% và tiêu trắng đạt 6.884 USD/tấn, tăng 38,9% so với năm ngoái.
Trao đổi với chúng tôi bên lề Hội nghị thường niên của VPSA diễn ra hôm 16/1, ông Thái Như Hiệp - Chủ tịch HĐTV Kiêm Giám đốc Công ty TNHH Vĩnh Hiệp, cho rằng xu hướng xuất khẩu tăng về giá trị nhưng giảm về lượng sẽ còn tiếp diễn trong năm 2025 khi lượng tồn kho trên thế giới không còn nhiều.
Còn tại Việt Nam, hàng đang chủ yếu nằm trong tay giới đầu cơ. Họ đã gom mua từ khi giá khoảng 110.000 đồng/kg. Những người này dùng tiền từ việc chốt lời các nông sản khác cũng vừa trải qua đợt tăng nóng như cà phê, sầu riêng,… để gom tiêu.
“Giới đầu cơ nghĩ rằng giá tiêu có thể đạt tới 200.000 đồng/kg trong năm 2025 - 2026. Chúng ta không thể đánh giá quan điểm đó là đúng hay sai nhưng có thể nhìn thấy rõ một điều rằng sản lượng đang giảm dần”, ông Hiệp nói.
Vị Chủ tịch công ty Vĩnh Hiệp cho biết vùng Tây Nguyên những năm gần đây có những loại cây đem lại hiệu quả kinh tế tốt trong đó có cây cà phê, sầu riêng… Còn đối với hồ tiêu, mặc dù cũng đem lại những giá trị rất cao nhưng chi phí cải tạo đất rất lớn, và việc làm này rất khó khăn, mạo hiểm. Do đó, diện tích trồng hồ tiêu của Việt Nam càng ngày càng bị thu hẹp.
Các nước trồng tiêu lớn như Indonesia hay Brazil cũng nhìn nhận rằng trồng cây cà phê có hiệu quả hơn, lợi nhuận tốt hơn. Cùng lúc đó, tiêu thụ cà phê càng ngày càng tăng lên, trong khi cung lại đang giảm. Còn với hồ tiêu, nhu cầu tiêu dùng không hề tăng, giá tăng đôi khi đến từ việc đầu cơ, mua qua bán lại giữa các thương nhân.
“Khi giá cao, người ta có thể nhịn không dùng tiêu nhưng không thể nhịn uống cà phê”, ông Hiệp nói.
Bên cạnh đó, ông Hiệp cho biết hiện nay các doanh nghiệp cũng đã rút kinh nghiệm từ niên vụ trước khi họ chỉ ký hợp đồng xuất khẩu khi họ chắc chắn đã mua được hàng.