UBGSTCQG ước tăng trưởng tín dụng 4 tháng đạt 5,2%, cao hơn báo cáo của NHNN
WB: Việt Nam cần cẩn trọng tín dụng để tránh tăng trưởng quá nóng |
Theo báo cáo thường kỳ của Ủy ban giám sát tài chính quốc gia (UBGSTCQG), ước tính tín dụng đến hết tháng 4/2017 tăng khoảng 5,2%; trong khi cùng kỳ năm 2016 đạt 4,2%.
Con số cao hơn đến 0,34 điểm % so với báo cáo của NHNN tại phiên họp thường kỳ tháng 4/2017 của Chính phủ (tăng 4,86% - mức tăng cao nhất trong vòng 6 năm qua, cùng kỳ năm trước tăng 3%).
Tăng trưởng tín dụng đạt 4,89% trong 4 tháng đầu năm
Đây là mức tăng trưởng cao nhất trong cùng kỳ 6 năm trở lại đây. |
UBGSTCQG ước tăng trưởng tín dụng trong 4 tháng đầu năm 5,2%, cao hơn số 4,86% của NHNN trước đó |
Theo báo cáo của UBGSTCQG, nhóm ngân hàng thương mại nhà nước dẫn đầu với tốc độ tăng trưởng 4,9%. Nhiều ngân hàng đã đẩy mạnh tín dụng khá cao ngay trong quý 1 như LienVietPostBank (11%), KienLongBank (10,3%), SCB (9%), ACB (8,3%), Vietcombank (8,3%).
Thách thức ổn định lãi suất cuối năm
Xét về cơ cấu tín dụng chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng tín dụng ngắn hạn, giảm tỷ trọng tín dụng trung và dài hạn. Tỷ trọng tín dụng ngắn hạn tăng từ 44,9% cuối năm 2016 lên 45,5% trong tháng 3/2017. Tín dụng trung dài hạn ước tăng 4,3% trong tháng 4/2017. Đồng thời, các tổ chức tín dụng (TCTD) chủ động cơ cấu lại kỳ hạn cho vay và huy động để giảm tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn.
Tăng trưởng cho vay qua các năm (Nguồn: UBGSTCQG) |
Thanh khoản của hệ thống ngân hàng có dấu hiệu khó khăn cục bộ với biểu hiện lãi suất liên ngân hàng vẫn duy trì ở mức khá cao mặc dù đã giảm nhẹ so với cuối tháng 3/2016 (giảm khoảng khoảng 0,1 – 0,2 điểm %). Trên thị trường mở (OMO), NHNN bơm ròng hỗ trợ thanh khoản của yếu qua kênh cầm cố. Tính đến ngày 24/4, NHNN đã bơm ròng khoảng 27 nghìn tỷ đồng.
Báo cáo cũng nhận định nguyên nhân biến động trên thị trường tiền tệ trong những tháng đầu năm 2017 chủ yếu do nhu cầu tín dụng tăng cao ngay từ đầu năm và cơ cấu lại nguồn vốn của một số NHTM có tỷ lệ cho vay trung và dài hạn cao nhằm đáp ứng quy định tại Thông tư 06 của NHNN.
Trên thị trường 1, sau khi lãi suất huy động tăng từ 0,1 - 0,5% tại một số NHTM kể từ tháng 3, sang tháng 4/2017, thị trường chưa ghi nhận thêm mức điều chỉnh đáng kể nào. Tại thời điểm cuối tháng 4, lãi suất huy động bình quân kỳ hạn trên 12 tháng dao động quanh mức 7%.
UBGSTCQG đánh giá việc ổn định mặt bằng lãi suất những tháng còn lại của năm 2017 sẽ chịu nhiều thách thức hơn 2016. Nguyên nhân là do kỳ vọng về lạm phát và tỷ giá gia tăng khi Fed dự kiến tăng lãi suất ít nhất 3 lần trong năm nay. Đồng thời, nợ xấu chưa được xử lý triệt tiếp tục là rào cản lớn cho hạ mặt bằng lãi suất. Hơn nữa, các TCTD tiếp tục phải cân đối nguồn vốn để đảm bảo theo lộ trình giảm tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn xuống còn 40% kể từ 1/1/2018.
Do đó, để ổn định mặt bằng lãi suất cho vay như trong năm 2016 cần đẩy mạnh việc xử lý nợ xấu và tái cơ cấu hệ thống TCTD. Động thái chính sách gần đây cho thấy quyết tâm cao của Chính phủ thông qua Dự thảo Luật hỗ trợ tái cơ cấu TCTD, và hoàn thiện cơ cấu nhân sự cho quá trình này.
Thêm vào đó, cần giữ chênh lệch lãi suất USD và VNĐ ở mức hợp lý: với kỳ vọng lạm phát trung bình ở mức 4%, kỳ vọng tỷ giá tăng 2-4%, hiện tại lãi suất huy động phổ biến (trên 12 tháng) xung quanh mức 7% vẫn đảm bảo có lợi cho VNĐ. Trong khi đó, chênh lệch lãi suất cho vay USD và VNĐ khoảng 5,2%, lợi ích nghiêng về vay bằng VNĐ.
Tín dụng tăng trưởng cao: Mừng hay lo?
Tăng trưởng tín dụng đầu năm 2017 không theo qui luật hàng năm. Vốn đưa ra nhiều nhưng tăng trưởng GDP lại không như kỳ ... |
Dự phòng rủi ro kìm hãm tăng trưởng lợi nhuận SHB
Lãi sau thuế quý I/2017 của SHB đạt 245 tỷ đồng, không tăng so với kết quả của cùng kỳ năm trước; trong khi đó, ... |
Tăng trưởng tín dụng tại TPHCM đạt 6,25% sau 4 tháng
Tổng dư nợ tín dụng trên địa bàn ước đến cuối tháng 4 tăng 6,25% so cuối năm ngoái và tăng 21,6% so cùng kỳ. |
Tín dụng tăng trưởng tốt, lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro được hạn chế
Các chỉ tiêu huy động vốn và tín dụng đều tăng cao hơn so với cùng kỳ năm 2016. Đáng chú ý, cơ cấu tín ... |