Uber bị rút giấy phép ở thị trường lớn nhất bên ngoài nước Mỹ
Uber đã bị rút giấy phép hoạt động tại London lần thứ hai trong chưa đầy ba năm do "ông tổ ngành gọi xe" không thể giải quyết các quan ngại liên quan đến an toàn. London là một trong những thị trường lớn nhất của Uber bên ngoài nước Mỹ.
London là thị trường quan trọng nhưng nhiều nhiễu nhương của Uber. (Ảnh: Forbes)
Cụ thể, một lỗ hổng trong ứng dụng Uber đã cho phép một người bất kì có thể chụp hình như một tài xế Uber và tải ảnh lên các tài khoản đã được cấp phép, Cục Vận tải London (TfL) nói trong một thông báo.
Uber sẽ có 21 ngày để kháng cáo và vẫn có thể hoạt động trong khi toàn án cân nhắc quyết định cuối cùng. Bloomberg cho biết, ít nhất 14.000 chuyến xe được thực hiện với hình ảnh tài xế sai lệch, bao gồm cả một số tài xế đã bị rút giấy phép hoạt động.
Hiện tại, Uber đang hoạt động ở London nhờ một giấy phép kéo dài hai tháng vừa hết hạn hôm 24/11. Đây là giấy phép hoạt động tạm thời được TfL cấp cho Uber trong khi cơ quan chức năng xem xét lại các thay đổi và chỉnh sửa cách thức vận hành của nó.
Mặc dù, Uber lần đầu bị coi là không "phù hợp" để hoạt động từ hồi tháng 9/2017, phiên toà xét xử vụ việc sẽ không diễn ra cho tới tháng 6 năm sau. Những kháng cáo sau đó Uber đưa ra có thể khiến vụ kiện phải mất nhiều năm mới có thể được giải quyết, Bloomberg nhận định.
Sự phát triển ấn tượng của Uber tại London vẫn được xem là một câu chuyện thành công của họ bên ngoài nước Mỹ kể từ khi hoạt động năm 2012. Dù vậy, London cũng là một "trận địa" của Uber với giới chức địa phương và các hãng taxi truyền thống.
Uber hiện tại đang có 3,5 triệu người dùng thường xuyên vào 45.000 tài xế tại thủ đô nước Anh. (Ảnh: Fortune, Đồ hoạ: Thái Sơn)
Nhiều lái xe "phải chịu áp lực từ việc thất nghiệp và các khoản thanh toán thuê xe", ông James Farrar, Chủ tịch mảng Tài xế của Hiệp hội Lao động Độc lập Anh, nói. "Đây là cái giá tồi tệ của việc TfL không thể vận hành một chính sách điều hành ổn định và Uber không chịu tuân theo luận mà nhóm lao động dễ tổn thương này phải chịu đựng".
Hai năm trước, TfL nói Uber đã không thực hiện kiểm tra thông tin tài xễ kĩ càng và tình trạng ấy có thể gây ra những vụ phạm tội nghiêm trọng. TfL cũng phải đối một phần mềm của Uber có tên "Greyball" với chức năng chặn những nỗ lực của giới chức trong việc phát hiện các lãi xe cố tình phá luật.
Dara Khosrowshahi, CEO của Uber khi đó, đã thực hiện nhiều thay đổi làm vừa lòng các nhà điều hành và công chúng. Kết quả là Uber được cấp giấy phép hoạt động tạm thời. Hiện tại, ở London, bên cạnh Uber, còn có một số hãng gọi xe khác hoạt động như Ola, ViaVan và Bolt.
"Quyết định của TfL là sai lầm. Hai năm qua, chúng tôi đã thay đổi cơ bản cách hoạt động ở London. Chúng tôi đã tiến xa và chúng tôi sẽ tiếp tục phát triển, vì hàng triệu người dùng và tài xế đang cần chúng tôi", Khosrowshahi phát biểu.