Tỷ giá đồng Euro hôm nay 18/2: Giá Euro trong nước có xu hướng giảm
Tỷ giá Euro trong nước hôm nay
Xem thêm: Tỷ giá Euro hôm nay 19/2
Tỷ giá Euro tại các ngân hàng có xu hướng giảm trong phiên dịch sáng nay (18/2). Khảo sát lúc 10h, Vietcombank giảm 21 đồng ở giá mua và giảm 22 đồng ở giá bán; VietinBank và BIDV giảm lần lượt 39 đồng và 24 đồng trên cả hai chiều so với mức ghi nhận cùng thời điểm ngày hôm qua.
Bên khối ngân hàng cổ phần tư nhân, Techcombank giảm 16 đồng ở giá mua và giảm 19 đồng ở giá bán; Eximbank giảm 18 đồng ở cả hai chiều; trong khi Sacombank giảm 18 đồng ở giá mua nhưng lại tăng 104 đồng ở giá bán.
Xu hướng giảm cũng diễn ra tại các ngân hàng nước ngoài, sáng nay, HSBC niêm yết tỷ giá mua - bán Euro ở mức 24.655 - 25.507 VND/EUR, giá mua giảm 29 đồng và giá bán giảm 30 đồng.
Hiện, tỷ giá mua Euro tại các ngân hàng được khảo sát dao động trong khoảng 24.655 - 24.991 VND/EUR còn tỷ giá bán ra trong phạm vi từ 25.312 - 25.776 VND/EUR.
Trong đó, BIDV tiếp tục là ngân hàng có giá mua Euro cao nhất và Eximbank là nhà băng có giá bán thấp nhất được khảo sát.
Chung xu hướng với thị trường ngân hàng, giá Euro chợ đen cũng quay đầu giảm trong sáng nay. Lúc 10h, đồng Euro được mua - bán ở 25.150 - 25.220 VND/EUR, giá mua giảm 20 đồng và giá bán giảm 10 đồng so với mức ghi nhận cùng thời điểm sáng qua.
Tỷ giá Euro quốc tế
Trên thị trường quốc tế, đồng Euro ghi nhận lúc 10h45 giao dịch ở mức 1,0832 USD/EUR, giảm 0,04% so với giá đóng cửa ngày hôm qua.
Đồng Euro tiếp tục giao dịch ở vùng giá thấp nhất kể từ tháng 4/2017 sau những số liệu kinh tế khả quan đã củng cố sự vững chắc của nền kinh tế Mỹ.
Trong khi đó, giới phân tích đang dự báo tăng trưởng kinh tế của khối Liên minh châu Âu (EU) sẽ tiếp tục trì trệ, kèm theo là động lực lạm phát yếu và hiệu suất sinh lời của các tài sản tài chính tại đây đều rất thấp.
Số liệu được công bố mới đây cho thấy tăng trưởng GDP của Đức, nền kinh tế lớn nhất khu vực Eurozone đã bị đình trệ vào cuối năm 2019, khiến nền kinh tế nước này rơi vào trạng thái suy yếu ngay cả trước khi covid-19 bùng phát.
Sản lượng công nghiệp của Đức trong tháng 12/2019 cũng chứng kiến mức sụt giảm lớn nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu một thập kỉ trước. Trong khi dữ liệu được công bố vào ngày 10/2 cũng cho thấy sản lượng công nghiệp trong tháng 12/2019 của Ý yếu hơn nhiều so với dự kiến.