|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Từng thất vọng khi học ngành sữa và muốn chuyển sang ngành Lý, vì đâu bà Mai Kiều Liên vẫn gắn bó với sữa hơn 40 năm qua?

08:59 | 20/10/2018
Chia sẻ
Khi nghe thông tin phải học ngành sữa thì nữ tướng Vinamilk từng rất thất vọng. Sau một năm học tiếng, vì điểm thi cao nên bà có cơ hội chuyển ngành học, và bà rất muốn chuyển sang chuyên ngành Lý tổng hợp. Tuy nhiên, trước khi đưa ra quyết định bà Mai Kiều Liên đã hỏi ý kiến của ba...
tung that vong khi hoc nganh sua va muon chuyen sang nganh ly vi dau ba mai kieu lien van gan bo voi sua hon 40 nam qua Bà Mai Kiều Liên: "Vinamilk đã chuẩn bị người kế thừa"
tung that vong khi hoc nganh sua va muon chuyen sang nganh ly vi dau ba mai kieu lien van gan bo voi sua hon 40 nam qua Những doanh nhân nổi tiếng Việt Nam quá tuổi hưu lớp trẻ 'đuổi không kịp'!

Là một người khá kín tiếng trước truyền thông, mới đây bà Mai Kiều Liên – CEO Vinamilk đã có cuộc trò chuyện khá cởi mở cùng ông Dominic Seriven, OBE – Chủ tịch HĐQT, Dragon Capital và hơn 1.000 khán giả tại sự kiện Women’s Summit 2018 do Forbes Việt Nam tổ chức.

Những chia sẻ của vị “nữ tướng” này xoay quanh chính trải nghiệm cá nhân của bà sau 40 năm gắn bó cùng ngành công nghiệp sữa Việt Nam.

tung that vong khi hoc nganh sua va muon chuyen sang nganh ly vi dau ba mai kieu lien van gan bo voi sua hon 40 nam qua
Bà Mai Kiều Liên cho biết, bản thân không thích theo ngành công nghiệp sữa, nhưng nghe lời khuyên của ba nên đã kiên trì với ngành suốt 40 năm qua.

Ông Dominic Seriven: Thưa bà, trong công việc và cuộc sống, ai là người đưa cho bà được những lời khuyên?

Bà Mai Kiều Liên: Tôi đi theo ngành sữa là do lời khuyên của ba tôi – một bác sỹ. Tôi vốn rất thích Vật lý. Nhưng vào thời điểm được chọn sang Nga học Đại học, chúng tôi lại không có quyền lựa chọn ngành mà phải chấp nhận theo phân công.

Trong số 176 người cùng đi đợt đó, có 4 người được phân công học công nghiệp chế biến sữa. Khi thông tin này được đọc lên thì cả hội trường cùng cười ồ, mà chính bản thân tôi cũng ngỡ ngàng, vì khi đó xu hướng thời thượng phải là học Lý tổng hợp, Hóa tổng hợp.

Ngày ấy nền công nghiệp chế biến sữa chưa hình thành ở miền Bắc. Chúng ta mới chỉ có nông trường Mộc Châu, nuôi được mấy trăm con bò và biết mỗi việc nấu bánh sữa (sau năm 1975 mới có hai nhà máy là Nhà máy sữa Trường Thọ của người Hoa ở miền Nam và Nhà máy sữa Thống Nhất).

Vì vậy, khi nghe thông tin phải học ngành sữa thì tôi rất thất vọng.

Sau một năm học tiếng, vì điểm thi cao nên tôi có cơ hội chuyển ngành học, và bản thân rất muốn chuyển sang chuyên ngành Lý tổng hợp. Tuy nhiên, trước khi đưa ra quyết định tôi đã hỏi ý kiến của ba, ông nói: "Con nên đi học ngành sữa, vì sau chiến tranh, một trong những vấn đề lớn nhất là tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ em. Chỉ có sữa mới giải quyết được vấn đề này".

Và nghe lời ba, tôi đã theo ngành sữa cho đến tận bây giờ.

Ông Dominic Seriven: Lãnh đạo của bất cứ doanh nghiệp nào cũng sẽ có những điều tự hào nhất định, vậy điều gì khiến bà tự hào nhất suốt 40 năm qua? Bí quyết lãnh đạo của bà là gì?

Không chỉ riêng tôi mà với tất cả cán bộ công nhân ngành sữa, chúng ta nên tự hào vì đã có một nền công nghiệp sữa không thua kém bất cứ quốc gia nào trong khu vực. Chúng ta cũng đã hình thành được hệ thống chăn nuôi bò sữa – vốn là ước mơ mấy chục năm nay.

Đây là vấn đề cốt lõi không chỉ của riêng Vinamilk mà còn đối với cả các doanh nghiệp khác trong cùng ngành.

Chúng ta tự chủ được nguồn nguyên liệu nên cũng sẽ tự chủ được trong sản xuất, giá thành và các khâu khác… Hiện tại, sản phẩm sữa của Vinamilk đã có mặt tại thị trường của 40 nước trên toàn thế giới, đó là niềm mơ ước rất lâu mà chúng ta đã đạt được.

Về bí quyết lãnh đạo, tôi nghĩ không chỉ phụ nữ, mà cả nam giới cũng sẽ có những kinh nghiệm để tập hợp mọi người. Tôi cho rằng về cơ bản mình phải chân thành, phải làm gương. Mình phải chứng minh được là mình dẫn dắt thì công ty đi lên, cuộc sống của mọi người khá lên và ai cũng thích 5h về nhà, 8h sáng lại thích đến công ty làm việc.

tung that vong khi hoc nganh sua va muon chuyen sang nganh ly vi dau ba mai kieu lien van gan bo voi sua hon 40 nam qua

Ông Dominic Seriven: Xin hỏi bà có đầu tư ngoài ngành không?

Chúng tôi có từng tham vọng trở thành tập đoàn thực phẩm đa ngành, vì thực tế trên thế giới đã có rất nhiều tập đoàn thực phẩm đa ngành, cùng lúc sản xuất nhiều loại sản phẩm như thuốc lá, rượu bia, bánh kẹo… Và thực tế có một thời gian Vinamilk đầu tư vào một nhà máy bia và một nhà máy cà phê. Tuy nhiên có thể nói, chúng tôi đã không thành công nên chuyển nhượng rồi.

Nguyên nhân thất bại có thể là chúng tôi đầu tư sớm quá, không đúng thời điểm.

Ví dụ với mặt hàng cà phê, chúng tôi không thể cạnh tranh được với cà phê giá rẻ bán ở lề đường, dù Vinamilk làm cà phê 100%, không có đậu nành, hạt cau, không có ngô.

tung that vong khi hoc nganh sua va muon chuyen sang nganh ly vi dau ba mai kieu lien van gan bo voi sua hon 40 nam qua

Tuy nhiên hoàn cảnh hiện nay đã khác, người tiêu dùng đã nhận thức tốt hơn, họ biết giá trị của sản phẩm nguyên chất, tôi nghĩ rằng ai tham gia thị trường bây giờ sẽ có cơ hội hơn.

Còn với bia, lúc đầu chúng tôi tính đến chuyện liên doanh với Sài Gòn bia, nhưng vì một số vấn đề nhân sự nên chúng tôi phải tự làm. Sau 1, 2 năm, thấy không hiệu quả nên tôi phải chuyển nhượng.

Tùy theo tình hình, cái cốt lõi dứt khoát phải tập trung, nhưng nếu có cơ hội và chuẩn bị tốt thì nên đầu tư cả các lĩnh vực khác ngoài ngành chính.

Ông Dominic Seriven: Bản thân đã kinh qua các giai đoạn từ mô hình doanh nghiệp nhà nước (DNNN) đến cổ phần hóa, công ty đại chúng, bà so sánh các giai đoạn đó như thế nào?

tung that vong khi hoc nganh sua va muon chuyen sang nganh ly vi dau ba mai kieu lien van gan bo voi sua hon 40 nam qua

Mỗi giai đoạn đều có đặc thù khác nhau. Hiện nay, DNNN được khuyến khích cổ phần hóa nhằm giải phóng sức tự chủ của doanh nghiệp. Doanh nghiệp mà không tự chủ thì không làm gì được, cái gì cũng xin, cũng trình, mà trình có khi đến 7, 8 nơi. Quá trình này làm mất hết cơ hội. Hầu hết lãnh đạo DNNN hiện này cũng đều đồng tình với chủ trương cổ phần hóa.

Cũng có người nói có nhiều mô hình DNNN thành công, nhưng theo tôi nghĩ doanh nghiệp cổ phần sẽ thành công hơn. Doanh nghiệp cổ phần có những chuẩn mực quốc tế mà người ta đã thống kê, chúng ta nên tuân thủ, càng tuân thủ chúng ta càng phòng ngừa được rủi ro. Chúng ta càng minh bạch sẽ càng nhận đượcc sự tin tưởng của cổ đông, khách hàng và người tiêu dùng.

Về việc niêm yết, nhiều người sợ hoặc ngại phơi bày hết doanh số, lợi nhuận, nhưng tôi lại không ngại. Tôi quan niệm, khi niêm yết thì sẽ có thêm nhiều người giám sát, đóng góp ý kiến có ích cho doanh nghiệp.

tung that vong khi hoc nganh sua va muon chuyen sang nganh ly vi dau ba mai kieu lien van gan bo voi sua hon 40 nam qua

Tôi khuyến khích các doanh nghiệp nên niêm yết, điều này sẽ giúp họ nhiều hơn là việc giấu doanh số hay giấu các hoạt động.

Quá trình chuyển từ DNNN sang cổ phần hóa, lãnh đạo công ty cần phải có sự chuẩn bị, nhất là phải chuẩn bị về kiến thức. Ví dụ mình làm trong ngành sữa thì mình phải là chuyên gia của ngành sữa, khi mình có kiến thức thì mình mới đưa ra quyết định đứng đắn dựa trên kinh nghiệm của bản thân được.

Ông Dominic Seriven: Hiện nay người ta nhắc rất nhiều về công nghệ 4.0, ngành công nghiệp sữa đang áp dụng công nghệ này ra sao? Công nghệ 4.0 cũng đặt ra thắc mắc, liệu vấn đề việc làm cho người lao động có được đảm bảo, thưa bà?

Mỗi ngành có đặc thù 4.0 của ngành đó.

Ví dụ ngành sữa, chúng tôi cũng mới đi cập nhật công nghệ 4.0 trong ngành sữa ở Thụy Điển. Vinamilk cũng đã xây dựng một nhà máy với công suất 800 triệu lít sữa.năm ở Bình Dương. Tuy nhiên nhà máy này vẫn chưa thể nói là đã ứng dựng được công nghệ 4.0, bởi tuy tự động nhưng cứ khoảng 15 phút sẽ có người lấy sản phẩm để đưa về phòng thí nghiệm kiểm tra chất lượng

Nếu áp dụng công nghệ 4.0 là mọi hoạt động chúng ta đều ứng dụng công nghệ tự động hóa cả đầu vào và đầu ra, đảm bảo cả quá trình đều được kiểm soát chặt chẽ. Tất cả máy móc đều phải gắn con chip để theo dõi hoạt động của máy, và khi xuất hiện bất cứ một lỗi gì không đúng tiêu chuẩn thì sản phẩm đó tự động bị loại ra mà không cần có sự can thiệp của con người.

Tôi nghĩ công nghệ 4.0 rất tuyệt vời, nó nâng cao năng suất lao động không phải 100 - 200% đâu, mà là rất nhiều lần, quan trọng hơn là chất lượng sản phẩm sẽ rất ổn định và giảm thiểu đươc nhiều rủi ro. Vinamilk chắc chắn sẽ dần ứng dụng công nghệ, tất cả các nhà máy sẽ được cải thiện, nâng cấp để đạt 4.0 trong tương lai.

tung that vong khi hoc nganh sua va muon chuyen sang nganh ly vi dau ba mai kieu lien van gan bo voi sua hon 40 nam qua

Về ý kiến công nghệ 4.0 đe doạ vấn đề việc làm của người lao động, tôi lại nghĩ là chúng không hề mâu thuẫn nhau. Vì dù có trí tuệ nhân tạo thì chúng ta vẫn cần con người, chỉ là thay vì làm việc chân tay, nay con người chỉ cần giám sát, vấn đề chính yếu nhất chính là chất lượng nhân sự mà thôi.

Lực lượng lao động bị dư ra ta có thể đào tại lại để đưa vào hoạt động trong công việc mới, lĩnh vực mới, con người sẽ không bao giờ thừa nếu đảm bảo được chất lượng lao động.

tung that vong khi hoc nganh sua va muon chuyen sang nganh ly vi dau ba mai kieu lien van gan bo voi sua hon 40 nam qua

Ông Dominic Seriven: Hôm nay chủ đề là bàn về nữ giới, thông tin cho thấy có 25% CEO Việt Nam hiện tại là nữ giới, bà nghĩ tại sao Việt Nam lại có con số cao hơn hẳn khu vực như vậy?

Tôi cho rằng là bởi Việt Nam có đặc thù riêng khi phân biệt giữa nam và nữ của Việt Nam không nặng như các nước trong khu vực.

Do trải qua mấy chục năm chiến tranh, ngoài miền Bắc khi đó người nam ra trận, phụ nữ ở nhà làm hết tất cả mọi việc, từ xây nhà cho đến đi cày… Chính hoàn cảnh đó tạo cho người phụ nữ Việt Nam tính tự chủ, tự lập, tự quyết định rất cao. Đồng thời cũng bởi do hoàn cảnh ở Việt Nam không quá phân biệt nam nữ nên các ông chồng thường ủng hộ vợ khá nhiều.

Theo thống kê thì các doanh nghiệp có lãnh đạo là nữ thường có mức vay nợ ít hơn so với doanh nghiệp có lãnh đạo là nam. Bởi thường thì phụ nữ có đặc tính lo xa nhiều hơn, làm gì cũng nghĩ phương án 1, 2, 3, thuận lợi, khó khăn ra sao và rủi ro sẽ như thế nào?… trên cơ sở đó họ thường chuẩn bị để tránh rủi ro và tận dụng được lợi thế.

Ông Dominic Seriven: Là lãnh đạo của doanh nghiệp trị giá hơn 10 tỷ USD nhưng bà lại không có người giúp việc nhà, vậy xin hỏi làm sao để cân đối?

Một ngày tôi chia thành ba phần gồm công việc ở công ty 8 tiếng, còn 8 tiếng ở nhà và 8 tiếng ngủ. 8 tiếng ở nhà tôi nghĩ là do chúng ta thống nhất giữa vợ chồng, con cái để cùng làm việc nhà.

Nhiều người cũng đã hỏi tôi sao không thuê người giúp việc? Bởi vì tôi không muốn con tôi ỷ lại, không muốn con có khái niệm sai khiến người khác, đồng thời cũng tập cho con thói quen không làm phiền người khác. Với những mong muốn như vậy, vợ chồng, con cái đều phải cùng nhau khắc phục vì mục tiêu đã định.

tung that vong khi hoc nganh sua va muon chuyen sang nganh ly vi dau ba mai kieu lien van gan bo voi sua hon 40 nam qua

Ông Dominic Seriven: Xin chân thành cảm ơn bà về những chia sẻ!

Xem thêm

Hiếu Quân