|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Từ nay đến năm 2050 không cần thiết hoặc rất khó phát triển điện hạt nhân

15:35 | 27/01/2021
Chia sẻ
Theo Bộ Công Thương các yêu cầu về an toàn đối với ủi ro như sóng thần, khủng bố…, đã làm vốn đầu tư của điện hạt nhân trở nên quá cao và rất khó giảm trong tương lai. Hơn nữa, Việt Nam sẽ phát triển mạnh các nguồn năng lượng tái tạo đến năm 2050.

Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia thời kì 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 của Viện Năng lượng (Bộ Công Thương) cho biết theo nghị quyết số 31/2016/QH14 ngày 22/11/2016 của Quốc hội về việc dừng thực hiện chủ trương đầu tư dự án điện hạt nhân Ninh Thuận, điện hạt nhân sẽ không đầu tư phát triển trong giai đoạn đến năm 2030. 

Giai đoạn sau năm 2030, mô hình tính toán quy hoạch nguồn điện theo tiêu chí tối thiểu chi phí (bao gồm cả chi phí ngoại sinh của các loại hình phát thải) và các ràng buộc khác đã lựa chọn quy mô phát triển điện hạt nhân ở cả 3 vùng gồm Nam Trung Bộ, Trung Trung Bộ và Bắc Trung Bộ.

Theo báo cáo của Viện Năng lượng điện hạt nhân có một số ưu điểm như về an ninh năng lượng, nguồn điện liên tục chỉ ngừng phát khi có sự cố và có tuổi thọ dài đến hơn 50 năm, giá điện rất ổn định (80% - 90% chi phí là chi phí cố định), ít bị ảnh hưởng bởi tình hình ở các quốc gia khác và giá nhiên liệu. 

Về môi trường, điện hạt nhân không phát thải khí nhà kính, bụi và các khí thải gây ô nhiễm khác. 

Đa dạng hóa các nguồn năng lượng, nếu cơ cấu nguồn điện phụ thuộc quá mức vào một loại hình nhiên liệu, sẽ xảy ra nhiều vấn đề như thiếu nhiên liệu, giá cả thị trường tăng cao, chi phí cung cấp tăng lên sẽ dẫn đến giảm sản lượng điện gây thiếu điện. Việc nhập khẩu than và LNG với quy mô lớn cũng tiềm ẩn các nguy cơ này. 

Do vậy, nếu phát triển điện hạt nhân sẽ tránh hoặc giảm bớt sự phụ thuộc quá mức vào than và khí nhập khẩu. 

Từ nay đến năm 2050 không cần thiết hoặc rất khó phát triển điện hạt nhân - Ảnh 1.

Khả năng xuất hiện nguồn điện hạt nhân theo các mức giá CO2. Kết quả tính toán từ mô hình Balmorel của QHĐ8, Viện Năng lượng, 6/2020

Tuy nhiên, do chi phí đầu tư cao (khoảng 6.000USD/kW) và bổ sung các yêu cầu về an toàn đối với ủi ro như sóng thần, khủng bố…, đã làm vốn đầu tư của điện hạt nhân đã trở nên quá cao và rất khó giảm trong tương lai.

Hơn nữa, Việt Nam sẽ phát triển mạnh các nguồn năng lượng tái tạo đến năm 2050, nên không cần thiết hoặc rất khó phát triển điện hạt nhân trong thời gian này.

Điện hạt nhân là loại nguồn có khả năng linh hoạt kém, công suất đầu ra thay đổi rất chậm, nên chỉ huy động là nguồn chạy đáy biểu đồ phụ tải.

"Do vậy trong tương lai, chỉ khi thuế CO2 được áp dụng giúp tăng khả năng cạnh tranh của điện hạt nhân so với các loại hình nguồn điện sử dụng năng lượng hóa thạch với kịch bản chi phí phát thải rất cao, giá CO2 lên trên 15USD/tấn, thì mới xuất hiện nguồn điện hạt nhân trong kết quả của mô hình tính toán quy hoạch.

Khi mức giá CO2 thấp hơn, mô hình sẽ tăng cường phát triển năng lượng tái tạo kết hợp với nguồn điện linh hoạt", Viện Năng lượng cho biết.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Như Huỳnh

Đầu tư thụ động trong bối cảnh vĩ mô không chắc chắn
Trong năm 2024, lãi suất tiền gửi có kỳ hạn đang ở mức thấp. 4 ngân hàng quốc doanh có mức huy đông kỳ hạn 12 tháng đang ở mức 4,6%-5,0%. Trong khi đó thị trường trái phiếu, cũng như thị trường bất động sản đều chưa phục hồi, dẫn đến thiếu các kênh đầu tư tài chính hấp dẫn. Lượng tiền gửi trong ngân hàng đang ở mức cao nhất trong lịch sử đạt gần 6,84 triệu tỷ đồng vào tháng 7/2024.