|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

TS Ngô Trí Long: Đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với nước ngọt sẽ làm ngân sách hụt thu

20:47 | 09/01/2018
Chia sẻ
Theo chuyên gia kinh tế, TS Ngô Trí Long: “Áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nước ngọt sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, làm giảm doanh thu lợi nhuận. Từ đó, nguồn thu của Nhà nước từ các loại thuế khác như giá trị gia tăng (VAT), thuế doanh nghiệp và phần nào là thuế thu nhập cá nhân bị sụt giảm"

Dự thảo đề xuất sửa đổi 5 luật thuế vừa được Bộ Tài chính hoàn thành. Trong đó, điểm đáng ý là Bộ Tài chính "bổ sung thu thuế TTĐB đối với mặt hàng nước ngọt có đường vào đối tượng chịu thuế trừ các sản phẩm sữa".

Theo tính toán, việc áp dụng mức thuế suất 10% từ năm 2019 với mặt hàng nước ngọt có đường sẽ tăng thu cho ngân sách Nhà nước khoảng 5.005 tỷ đồng.

Trước vấn đề này, TS Ngô Trí Long cho rằng: “Việc áp thuế TTĐB đối với mặt hàng nước ngọt sẽ giúp Chính phủ có thêm nguồn thu. Tuy nhiên, áp thuế TTĐB cũng ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, làm giảm doanh thu lợi nhuận. Từ đó, nguồn thu của Nhà nước từ các loại thuế khác như giá trị gia tăng (VAT), thuế doanh nghiệp và phần nào là thuế thu nhập cá nhân bị sụt giảm”.

Ông Long dẫn chứng, sau khi Indonesia áp thuế TTĐB nước giải khát có ga, ngân sách nước này đã thâm hụt ròng 783,4 tỷ Rupi, tương đương 1.384 tỷ đồng.

ts ngo tri long danh thue tieu thu dac biet voi nuoc ngot se lam ngan sach hut thu

TS Long cho rằng: "Tại Việt Nam, thời điểm Bộ Tài chính đề xuất đánh thuế TTĐB đối với nước ngọt có ga năm 2014, Viện Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) ước tính rằng việc áp thuế TTĐB 10% lên đồ uống có ga không cồn có thể mang lại thêm 8,46 triệu USD cho ngân sách nhưng lại làm ngành nước giải khát thiệt hại khoảng 40,2 triệu USD và kéo theo khoản thiệt hại khoảng 12,1 triệu USD cho các ngành khác".

Với những phân tích trên, ông Long kiến nghị: “Bộ Tài chính cần tính toán cụ thể về tác động của sắc thuế đối với ngân sách nhà nước để minh chứng cho hiệu quả của đề xuất này”.

"Chưa đánh thuế đối với nước ngọt cho đến khi có nghiên cứu đầy đủ hơn về tình trạng béo phì và hiệu quả của chính sách thuế đối với việc giảm béo phì tại Việt Nam", ông Long nói.

ts ngo tri long danh thue tieu thu dac biet voi nuoc ngot se lam ngan sach hut thu

Chuyên gia kinh tế, TS Ngô Trí Long

Ông Long đề xuất tới Bộ Tài chính: "Nếu sau khi nghiên cứu và kết luận rằng đánh thuế có tác dụng hiệu quả để hạn chế béo phì thì cũng chỉ nên đánh thuế đối với nước ngọt có hàm lượng đường cao, vượt quá ngưỡng nhất định, tương tự như cách làm của một số nước Đông Nam Á. Phương pháp này vừa giúp tránh đánh thuế đối với một số sản phẩm có hàm lượng đường tự nhiên mà nhà sản xuất không thể tách ra được, vừa đúng với mục đích đánh thuế vì nếu hàm lượng đường thấp thì không thể là nguyên nhân gây béo phì".

Lên tiếng về đề xuất áp thuế TTĐB nước ngọt của Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho rằng: "Chưa có nghiên cứu nào đề cập đến sự lạm dụng trà, cà phê uống liền dẫn đến thừa cân, béo phí đưa đến tăng rủi ro bị các bệnh về tim mạch và tiểu đường ở Việt Nam, nhất là ở trẻ em - đối tượng vốn ít tiêu thụ sản phẩm này".

Theo đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đề nghị cần xác định rõ khái niệm "đồ uống có đường" nhằm xác định rõ ở mức độ hàm lượng đường nào thì xếp vào nhóm này để áp thuế tiêu thụ đặc biệt cho phù hợp. Bộ Tài chính không nên đưa trà và cà phê uống liền vào danh mục nhóm đồ uống có đường chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.

Cùng với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Công Thương cũng đề nghị Bộ Tài chính giải trình rõ hơn sự cần thiết đưa nước ngọt vào hàng hoá tính thuế TTĐB cũng như lý do cần thiết hạn chế mặc hàng này.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng: “Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung đề xuất bổ sung mặt hàng nước ngọt bao gồm loại có ga, không ga, tăng lực, thể thao, trà, cà phê vào đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt mục đích nhằm để hướng dẫn, định hướng tiêu dùng vì loại đồ uống có đường gây tăng cân, béo phì và nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe”.

Chính vì vậy, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị Bộ Tài chính, cần nghiên cứu và đưa ra đánh giá cụ thể về tác động tới sức khỏe của người tiêu dùng ở nước ta với sản lượng, mức tiêu thụ nước ngọt bình quân/người hiện nay.

Đồng thời, Bộ Tài chính cần có nghiên cứu đánh giá tác động của chính sách đối với ngành công nghiệp đồ uống, thu ngân sách nhà nước và các yếu tố khác như lao động, việc làm, cung ứng nguyên liệu nhất là nguyên liệu chè, cà phê, mía đường...

Huy Trường

Margin tiếp tục lập đỉnh mới, thêm hai CTCK có dư nợ vượt 20.000 tỷ đồng
Dư nợ magin ngành chứng khoán lập đỉnh mới trong 2024. Riêng Top 10 công ty chứng khoán lớn nhất ghi nhận đến 9 đơn vị vượt đỉnh cho vay trong quý cuối năm. TCBS, SSI và HSC đang là ba đơn vị đang dẫn đầu về cho vay margin.