Hôm 2/3, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cảnh báo việc Mỹ áp thuế nhập khẩu đối với thép và nhôm có thể sẽ gây thiệt hại kinh tế đối với nền kinh tế lớn nhất thế giới và những đối tác thương mại. Đồng thời thúc giục các quốc gia giải quyết tranh chấp thương mại mà không dùng tới các biện pháp trả đũa.
Trong bình luận trước phát biểu khai mạc kỳ họp quốc hội ngày 5/3, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường cho biết nước này đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế 6,5% trong năm nay, tương đương năm 2017.
Trung Quốc đang tích cực xây dựng cơ sở hạ tầng và thúc đẩy quan hệ với nhiều quốc gia với Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI). Đây được xem là chương trình chi tiêu nước ngoài lớn nhất kể từ Kế hoạch Marshall của Mỹ nhằm tái thiết châu Âu sau Chiến tranh Thế giới thứ hai.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đang muốn áp thuế cao nhất đối với thép, nhôm nhập khẩu để bảo vệ ngành thép nước này, nhưng áp lực lại được tạo ngay lên các nhà sản xuất ô tô và máy móc của quốc gi này.
Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin Trung Quốc (MIIT) đã cam kết tăng cường giám sát giá các kim loại màu như nhôm để ngăn chặn việc đầu cơ quá mức, làm biến dạng thị trường.
Reuters cho biết, Trung Quốc quyết định dừng áp thuế nhập khẩu đối với sản phẩm thịt gà từ Mỹ trong bối cảnh tranh chấp thương mại giữa hai quốc gia leo thang.
Theo Reuters, Nga vẫn là nhà cung cấp dầu thô hàng đầu của Trung Quốc trong tháng 1, sau khi bắt đầu mở rộng đường ống dẫn dầu từ Siberia và chính quyền Bắc Kinh tăng hạn ngạch nhập khẩu đối với các nhà máy lọc dầu tư nhân.
Tổng thống Pháp cam kết áp dụng các biện pháp nhằm ngăn cản các nhà đầu tư nước ngoài mua đất nông nghiệp ở Pháp sau một loạt thương vụ quốc tế gây tranh cãi do các công ty Trung Quốc thực hiện.
Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết, người tiêu dùng tại quốc gia này đã chi 926 tỷ nhân dân tệ (tương đương 146 tỷ USD) để mua sắm và đi nhà hàng trong dịp Tết Nguyên đán 2018, tăng 10% so với năm ngoái.
Thị trường chứng khoán toàn cầu đã trải qua giai đoạn biến động hồi đầu tháng này, nhưng Trung Quốc dường như đã vắng bóng trong hầu hết các cuộc thảo luận.
Bốn quốc gia - Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ và Australia - có thể bắt tay cùng thành lập một dự án thay thế cho sáng kiến “Một Vành đai, Một Con đường” (OBOR) của Trung Quốc nhằm chống lại ảnh hưởng ngày càng tăng của Bắc Kinh.
Bỏ học năm 16 tuổi, bà Zhou Qunfei hiện sở hữu đế chế sản xuất với 75.000 công nhân và tài sản 8 tỷ USD. Bà cũng là nữ tỷ phú tự thân giàu nhất Trung Quốc.