|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Trung Quốc sản xuất nhiều dầu ở nước ngoài hơn so với trong nước

12:34 | 15/03/2018
Chia sẻ
Trung Quốc là một những nước tiêu thụ dầu lớn nhất phụ thuộc vào nhập khẩu, nhưng nhập khẩu dường như không phải là vấn đề duy nhất của họ. Rõ ràng, sản lượng từ nơi các công ty dầu quốc doanh Trung Quốc sở hữu ở nước ngoài hiện nay vượt sản lượng trong nước, làm tăng sự phụ thuộc của nước này vào dầu nước ngoài.
trung quoc san xuat nhieu dau o nuoc ngoai hon so voi trong nuoc Iran: OPEC có thể nới lỏng thỏa thuận cắt giảm sản lượng trong năm 2019
trung quoc san xuat nhieu dau o nuoc ngoai hon so voi trong nuoc Nhân tố Trung Quốc và những tác động đến thị trường dầu mỏ thế giới
trung quoc san xuat nhieu dau o nuoc ngoai hon so voi trong nuoc

Vấn đề là thêm nhiều dầu sản xuất ở các tài sản nước ngoài chứ không phải ở Trung Quốc với nhiều lý do khác nhau, gồm chi phí vận chuyển và sự khác nhau trong thu nhập nếu họ xuất khẩu sang thị trường khác thay vì nhập khẩu vào Trung Quốc.

Với sự phụ thuộc vào dầu nước ngoài bị trầm trọng thêm bởi thực tế sản lượng trong nước đang giảm và tiếp tục giảm. Trong dự báo thị trường dầu mỏ 5 năm mới nhất, Cơ quan Thông tin Năng lượng Quốc tế ước tính rằng sản lượng dầu thô ở Trung Quốc sẽ không đủ để trang trải chỉ 29,7% nhu cầu trong năm nay, sẽ giảm xuống còn 25% vào năm 2023.

Điều này nghĩa là Trung Quốc sẽ phải dựa vào nhập khẩu và sản lượng nước ngoài để đáp ứng 75% nhu cầu của mình, điều đó là quá nhiều cho bất kỳ quốc gia nào để cảm thấy thoải mái. Trung Quốc vẫn chưa có nhiều lựa chọn kể từ khi sản lượng trong nước sụt giảm chủ yếu là do cạn kiệt các mỏ tự nhiên.

Thật vậy, Trung Quốc đã đặt cược một yêu cầu lớn cho các nguồn tài nguyên ở Biển Nam Trung Quốc, nhưng phải đối mặt với tranh chấp lãnh thổ với các nước láng giếng khác ở đó, những nguồn tài nguyên này có thể không lớn như Bắc Kinh dự kiến. Trung Quốc cũng có trữ lượng dầu đá phiến và khí đốt ổn định, nhưng những mỏ này có thể quá đắt để phát triển.

Vì thế nước này trở lại sản xuất ở các tài sản nước ngoài và nhập khẩu dầu mỏ. Trung Quốc đã kinh doanh tốt trong giai đoạn bùng nổ dầu mỏ, tăng cường nhập khẩu và lấp đầy các dự trữ chiến lược của họ. Nhưng nhu cầu tiếp tục tăng và vì thế phải thực hiện nhập khẩu. Hiện nay Trung Quốc là nhà nhập khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới, nhưng thật may mắn khi có được lợi ích từ việc cạnh tranh leo thang giữa OPEC và Mỹ mà đã dẫn tới việc đa dạng hóa nhập khẩu do OPEC hạn chế sản lượng để hỗ trợ giá.

Tuy nhiên việc phát triển dầu ra nước ngoài của Trung Quốc vẫn tiếp tục. Nước này đơn giản không có nhiều lựa chọn khác. Trung Quốc là một trong số các nhà điều hành mỏ dầu lớn nhất ở Biển Bắc. Họ cũng hiện diện tại Kazakhstan, cũng như tại Mỹ La Tinh, nổi tiếng nhất tại Venezuela, nơi Trung Quốc là một trong hai nước cho vay lớn nhất đối với quốc gia Nam Mỹ này, và Trung Quốc nắm giữ hầu hết nợ trong các thỏa thuận đổi dầu lấy tiền mặt.

Hiện nay, Trung Quốc cũng đang hướng tới phương bắc. Cùng với Nga nước này đang thăm dò tiềm năng hydrocarbon chưa khai thác rộng lớn. Chính việc thay đổi khí hậu làm dấy lên mối quan tâm của Trung Quốc với dầu mỏ và khí đốt ở Bắc cực do băng tan ở cực này, các tuyến đường vận chuyển mới được mở ra, khiến việc sử dụng dầu mỏ và khí đốt thương mại ở Bắc cực có khả năng cho Trung Quốc.

Điều đó có đủ để thỏa mãn nhu cầu dầu của quốc gia này? Chắc chắn là không. Việc thăm dò dầu mỏ và khí đốt Bắc cực là một quyết định dài hạn. Nhưng với sự phụ thuộc vào dầu nước ngoài của Trung Quốc, điều này trở lên dễ hiểu khi tại sao Bắc Kinh rất nhiệt tình thúc đẩy năng lượng tái tạo và xe điện - bất cứ điều gì làm giảm sự phục thuộc mạnh vào dầu mỏ.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

H. Lan

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.