|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Trung Quốc bắt tay 'đại cải tổ' Chính phủ

11:52 | 13/03/2018
Chia sẻ
Chính phủ Trung Quốc vừa trình lên Quốc hội nước này kế hoạch thành lập một loạt bộ mới và sáp nhập hai cơ quan giám sát ngân hàng và bảo hiểm. Đây được xem là một cuộc cải tổ chính phủ lớn nhất trong nhiều năm trở lại đây của nước này.
trung quoc bat tay dai cai to chinh phu Vì sao nền kinh tế thế giới đã đến thời kỳ suy thoái
trung quoc bat tay dai cai to chinh phu Quốc hội Trung Quốc nhất trí sửa hiến pháp, mở đường cho ông Tập
trung quoc bat tay dai cai to chinh phu
Các đại biểu Quốc hội Trung Quốc trong một phiên họp tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh, ngày 13/3 - Ảnh: Reuters.

Hãng tin Reuters dẫn một tài liệu được Quốc hội Trung Quốc công bố ngày 13/3 cho biết, một số vai trò của các cơ quan giám sát ngân hàng vào bảo hiểm Trung Quốc cũng sẽ được chuyển giao cho Ngân hàng Trung ương nước này (PBoC).

Sự điều chỉnh đã được chờ đợi từ lâu này nhằm tinh giản và thắt chặt giám sát hơn nữa đối với hệ thống tài chính của nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới. Từ đầu năm ngoái, Bắc Kinh đã gia tăng kiểm soát đối với các hoạt động vay nợ và có tính rủi ro cao trên thị trường tài chính. Các cơ quan giám sát của nước này đã tung ra một loạt quy định mới nhằm kiềm chế rủi ro.

Trung Quốc hiện đang tiến hành tái cơ cấu trách nhiệm, vai trò và thẩm quyền của các cơ quan nhà nước nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động của các cơ quan này. Ông Lưu Hạc, cố vấn kinh tế cấp cao nhất của Chủ tịch Tập Cận Bình, nói đây sẽ là một cuộc cải cách sâu sắc.

Hôm Chủ Nhật vừa rồi, Quốc hội Trung Quốc đã thông qua đề xuất sửa đổi Hiến pháp, bãi bỏ quy định về giới hạn nhiệm kỳ đối với cương vị Chủ tịch nước, cho phép ông Tập Cận Bình đảm nhiệm cương vị này vô thời hạn.

"Tăng cường cải cách sâu trong đảng và cơ quan nhà nước là yêu cầu tất yếu để củng cố vai trò lãnh đạo của đảng trong dài hạn", ông Lưu Hạc viết trong một bài bình luận được tờ Nhân dân Nhật báo đăng tải.

Chính phủ Trung Quốc dự kiến thành lập 7 bộ mới bao gồm: tài nguyên thiên nhiên; môi trường sinh thái; quản lý tình trạng khẩn cấp; các vấn đề nông nghiệp và nông thôn; văn hóa và du lịch; các vấn đề cựu chiến binh; và Ủy ban Y tế Quốc gia.

Ngoài ra, đợt cải tổ chính phủ này còn có kế hoạch mở một cục quản lý nhập cảnh mới và tái cấu trúc cục bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ quốc gia. Chính phủ Trung Quốc đề xuất thành lập một cục quản lý thị trường quốc gia chịu trách nhiệm về chống độc quyền và đảm bảo an toàn sản phẩm.

Quốc hội Trung Quốc sẽ tiến hành thảo luận về các đề xuất trên trong ngày thứ Ba, và dự kiến sẽ tiến hành bỏ phiếu thông qua các đề xuất này vào ngày thứ Bảy. Nếu kế hoạch cải tổ được thông qua, Chính phủ Trung Quốc sẽ bao gồm 26 bộ và ủy ban, ngoài Văn phòng Chính phủ và Hội đồng Nhà nước.

Theo đề xuất, việc sáp nhập Ủy ban Giám sát ngân hàng Trung Quốc (CBRC) và Ủy ban Giám sát bảo hiểm Trung Quốc (CIRC) là nhằm giải quyết những vấn đề còn tồn tại về quy chế giám sát, chẳng hạn trách nhiệm không rõ ràng, quy định chồng chéo… Sau khi được sáp nhập, cơ quan mới sẽ báo cáo trực tiếp lên Hội đồng Nhà nước.

Ngoài ra, chức năng của CBRC và CIRC về thiết lập các quy định và quy chế giám sát quan trọng sẽ được chuyển giao cho PBoC, đồng nghĩa với việc PBoC sẽ giữ vai trò lớn hơn.

Hệ thống tài chính của Trung Quốc ngày trở nên khó giám sát và điều tiết bởi quy mô đã quá lớn. Hệ thống này đã trở thành một trong những hệ thống tài chính lớn nhất thế giới, với lượng tài sản đạt gần 470% tổng sản phẩm trong nước (GDP) - theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).

Những dự báo về việc Trung Quốc thành lập một siêu cơ quan giám sát đã trở nên phổ biến kể từ đợt sụt giảm "kinh hoàng" của thị trường chứng khoán nước này hồi năm 2015 - đợt biến động được cho là xuất phát một phần từ sự phối hợp phản ứng thiếu nhuần nhuyễn giữa các cơ quan chức năng.

An Huy