|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Vì sao nền kinh tế thế giới đã đến thời kỳ suy thoái

13:37 | 12/03/2018
Chia sẻ
Chuông cảnh báo về một đợt suy thoái kinh tế tiếp theo sẽ bắt đầu rung một cách chính xác khi nhiều quốc gia đang thể hiện quá tốt cùng một lúc.
vi sao nen kinh te the gioi da den thoi ky suy thoai Cảnh giác những rủi ro từ bối cảnh thế giới
vi sao nen kinh te the gioi da den thoi ky suy thoai 'Thiên nga đen' - rủi ro thực sự của nền kinh tế toàn cầu 2018

Sau nhiều năm tăng trưởng yếu và mức lương thấp, việc cho rằng có thể tránh được một đợt suy thoái kinh tế tiếp theo dường như không hợp lý. Mặc dù, thực tế là tỷ lệ thất nghiệp đã giảm đáng kể, tiền lương đã tăng ở một số quốc gia và cả hai đều là các chỉ số hữu ích của "chu kỳ cuối cùng".

Mặt khác, lãi suất đang ở mức thấp, Tổng thống Mỹ Donald Trump đang đưa ra các biện pháp kích thích tài chính ở Mỹ, trong khi khu vực đồng tiền chung châu Âu trở nên năng động hơn so với nhiều năm trước. Đồng thời, những lo ngại trước đó về tình trạng khủng hoảng kinh tế của Trung Quốc giờ đây trở nên vô lý.

vi sao nen kinh te the gioi da den thoi ky suy thoai

Vậy tại sao phải lo ngại về một đợt suy thoái tiếp theo? Nói một cách đơn giản, chuông cảnh báo sẽ bắt đầu rung một cách chính xác khi nhiều quốc gia đang thể hiện quá tốt cùng một lúc.

Bắt đầu từ sự sụp đổ của thị trường trái phiếu năm 1994, cho tới cuộc khủng hoảng tại châu Á năm 1997, và từ sự sụp đổ của Nasdaq năm 2000 đến cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, lịch sử cho thấy những thời kỳ nhiều quốc gia đồng thời tăng trưởng tốt hơn xu hướng trong dài hạn của họ có liên quan đến khủng hoảng kinh tế và tài chính. Ngoại lệ duy nhất đối với quy tắc này là hậu quả của những cuộc suy thoái, rõ ràng nhất vào năm 2004 (sau đợt bong bóng dotcom và ngày 11/9) và trong năm 2010 (sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu).

Tăng trưởng đồng bộ tạo ra một vấn đề "cộng dồn".

Nền kinh tế của một quốc gia có thể dễ thành công hơn khi những nước khác tương đối yếu, thay vì đều mạnh. Điều này có vẻ ngược trực quan, khi nhìn chung triển vọng xuất khẩu sẽ tốt hơn khi những quốc gia khác hoạt động tốt, nhưng bằng chứng cho thấy các chuyên gia kinh tế học và nhà hoạch định chính sách thường không nhận ra ba "chi phí" chính cho sự thành công kinh tế toàn cầu.

Thứ nhất, điều đã được công nhận rộng rãi hơn kể từ các cuộc khủng hoảng tài chính, là quá nhiều rủi ro. Nói một cách đơn giản, những thời điểm tốt đẹp không có xu hướng kéo dài vì chúng ta cùng nhau bắt đầu làm những việc ngốc nghếch khiến chúng phải chấm dứt. Cho đến khi thị trường chứng khoán bấp bênh vào đầu tháng 2, hầu hết các nhà đầu tư đều thỏa mãn về rủi ro tiềm ẩn khi họ đứng trước cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.

Chi phí thứ hai rất đơn giản đó là khi nền kinh tế thế giới được củng cố, nhu cầu về hàng hóa và vốn cũng tăng lên. Điều đó mang lại những phản ứng phụ không mấy dễ chịu, như giá dầu tăng và lợi suất trái phiếu cao hơn.

Thứ ba là một hậu quả không thể tránh khỏi của chi phí thứ nhất và thứ hai. Giai đoạn tăng trưởng đồng bộ có xu hướng liên quan đến việc thắt chặt tiền tệ nhanh không ngờ tới. Kể từ sự sụp đổ của thị trường trái phiếu năm 1994, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đã tăng lãi suất nhanh hơn dự báo của các chuyên gia kinh tế hay giới đầu tư chỉ trong 7 năm. 7 giai đoạn tương ứng gần như hoàn hảo với thời kỳ phát triển đồng bộ trên toàn cầu.

vi sao nen kinh te the gioi da den thoi ky suy thoai

Những chi phí này có thể gây ra các cú sốc về tài chính và kinh tế toàn cầu hoặc khu vực. Trong cuộc khủng hoảng năm 1997, những khó khăn của châu Á đã mang tới một lợi ích bất ngờ đối với Mỹ. Nguồn vốn được hồi hương (khiến lãi suất dài hạn của Mỹ ở mức thấp và thúc đẩy nhu cầu trong nước) và giá hàng hóa giảm (đẩy lạm phát xuống thấp). Tuy nhiên, khi chi phí ở mức độ toàn cầu thì không có cách nào thoát ra dễ dàng, như cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 là một thách thức đối với các quỹ hưu trí của Na Uy, cũng như đối với chủ bất động sản dưới chuẩn ở Florida.

Hiện tại, lạm phát đang khá ổn định, nhưng giá tài sản thì không thể nhận xét một cách đơn giản như vậy. Được đánh giá bởi sự gia tăng mạnh mẽ về nhu cầu đối với nợ trên thị trường mới nổi, sự bùng nổ trên thị trường nhà đất, và sự biến động trên thị trường chứng khoán Mỹ, có lẽ sự yêu thích rủi ro đã quay trở lại.

Mức nợ cao hơn so với trước khủng hoảng tài chính. Và, nếu mọi việc đi lệch khỏi quỹ đạo, lãi suất đã thấp đến mức hầu hết các ngân hàng trung ương không thể đưa ra phương án cứu trợ bằng cách giảm lãi suất lớn, như cách cựu chủ tịch Fed Alan Greenspan đã làm bất cứ khi nào nền kinh tế Mỹ lung lay.

Vậy các nhà hoạch định chính sách nên phản ứng như thế nào? Ngân hàng thanh toán quốc tế từ lâu đã lập luận rằng các ngân hàng trung ương khó có thể đồng thời đạt được cả sự ổn định về giá và tài chính. Có lẽ tốt hơn là nên giảm nhẹ mục tiêu ổn định giá để thu hẹp bong bóng tài chính.

Các ngân hàng trung ương cũng nên theo dõi các vòng thông tin phản hồi quốc tế để phối hợp các chính sách của họ cho phù hợp. Đến nay, ảnh hưởng từ quốc tế thường bị bỏ qua.

Trong khi đó, các chính trị gia nên cố gắng tránh sự tự phụ của giai đoạn cuối, thường kèm theo chính sách tài khóa thiếu chặt chẽ, xuất hiện khi tăng trưởng toàn cầu đang bùng nổ trên tất cả mọi mặt. Quá nhiều quốc gia đã kết thúc vì theo đuổi một giấc mơ "kinh tế mới".

* Tác giả của bài viết là chuyên gia tư vấn kinh tế cấp cao của HSBC, đồng thời là tác giả của cuốn sách "Grave New World: The End of Globalíation, the Return of History".

Lyly Cao