'Thiên nga đen' - rủi ro thực sự của nền kinh tế toàn cầu 2018
Độc nhất, nổi bật, và khó tìm kiếm – thiên nga đen, là một ẩn dụ để mô tả những sự kiện hiếm có nhưng một khi xảy ra có thể gây ra chấn động lan tỏa khủng khiếp.
“Một trong những lý do đứng sau sức mạnh của nền kinh tế trong năm ngoái là vì chúng ta hiếm được chứng kiến thiên nga đen”, ông Zhang Ming, một nhà nghiên cứu tại Học viện Khoa học Xã hội Trung Quốc (CASS) cho biết.
Một báo cáo từ Trung tâm Kinh tế và Chính sách Thế giới, thuộc CASS, dự đoán nền kinh tế toàn cầu sẽ tăng trưởng 3,5% trong năm 2018 nhờ sức mua hàng tương đương.
Tỷ lệ này thấp hơn ước tính trước đó của các tổ chức quốc tế, gồm cả Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Hồi tháng 10, trong báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới, IMF cho biết tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ đạt 3,7% trong năm nay.
“Mức tăng trưởng này phản ánh lo ngại của chúng tôi về những vấn đề như bong bóng giá tài sản, mức nợ công cao và tranh chấp địa chính trị”, ông Yao Zhizhong, một nhà nghiên cứu khác của CASS nói.
Theo ông Zhang, các nhà quan sát nhận thấy có ít nhất 6 thiên nga đen nên được giám sát chặt chẽ để có thể tránh được những tác động của chúng.
“Thực tế, những rủi ro đã không xảy ra không phải vì nó không tồn tại”, ông Zhang cho biết.
Và một trong những bất ổn lớn đến từ lĩnh vực chính trị. Tình trạng đối đầu căng thẳng kéo dài về năng lượng giữa thế giới và khu vực ở Trung Đông có thể trở nên phức tạp hơn, làm tăng áp lực lên giá dầu thô toàn cầu.
Ngoài ra, bầu cử tại Italy cũng có thể dẫn tới sự kiện thiên nga đen như quốc gia này sẽ rời Liên minh châu Âu hoặc vỡ nợ, ngăn chặn sự phục hồi của châu Âu.
Trong khi cảm nhận về chống toàn cầu cầu hóa không thể ngăn các nền kinh tế lớn kiếm lời từ thương mại trong năm 2017, bất kỳ sự thay đổi nào về lập trường chính sách thương mại của chính quyền ông Trump có thể ảnh hưởng tới tăng trưởng toàn cầu.
Nền kinh tế Mỹ đã duy trì lạm phát ở mức thấp trong thời gian gần đây, nhưng một sự gia tăng bất ngờ có thể thúc đẩy tốc độ nâng lãi suất và thu hẹp bảng tài sản của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed).
Những sự kiện đó, dù có thể không xảy ra, có thể làm chậm sự tăng trưởng kinh tế tại Mỹ và sau đó lan ra các nền kinh tế khác.
Một nhân tố nữa sẽ kết thúc thị trường giá lên kéo dài trong 9 năm của Mỹ. Hệ số giá trên thu nhập một cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Mỹ đang ở mức cao kỷ lục, và một số chuyên gia phân tích lo ngại đà giảm có thể rất sâu và kéo dài.
“Một khi thị trường chứng khoán Mỹ đảo chiều và đi xuống, nó có thể sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới giá tài sản tại các quốc gia khác, và hạn chế chi tiêu tiêu dùng tại Mỹ, nhân tố quan trọng nhất thúc đẩy sự phục hồi gần đây của nền kinh tế lớn nhất thế giới”, ông Zhang cho biết.
Theo ông Zhang, những thiên nga đen này cũng có thể ảnh hưởng lẫn nhau, gây ra những sự kiện đặc biệt khác.
Ví dụ như, việc nâng lãi suất nhanh hơn dự báo của Mỹ sẽ làm đồng USD mạnh hơn. Một đồng bạc xanh mạnh hơn có thể khiến tiền mất giá và dòng vốn chảy ra khỏi thị trường một số nền kinh tế mới nổi, khu vực đã nhận được nguồn vốn đầu tư ngắn hạn trong 2017.
Những bất ổn khác như tranh chấp địa chính trị và thương mại, có thể làm tăng quy mô của dòng vốn tháo chạy, và còn có thể tạo ra khủng hoảng thanh toán tại một vài nền kinh tế mới nổi.
Tuy nhiên ông Zhang nhận định: "Nếu chúng ta có thể chú ý nhiều tới những rủi ro tiềm tàng đó và triển khai các biện pháp để phòng trước, tác động của những thiên nga đen có thể sẽ không quá lớn”.
Thị trường chứng khoán thế giới lao dốc, chuyên gia nước ngoài khuyên gì?
Chỉ số Dow Jones giảm 1.175 điểm, đánh dấu sự suy giảm tồi tệ nhất trong lịch sử. Nhiều thị trường khắp nơi trên thế ... |
Thị trường chứng khoán Mỹ mất hơn 1.000 tỷ USD chỉ trong 3 ngày giao dịch
Theo CNBC, chỉ số S&P 500 đã mất hơn 1.000 tỷ USD giá trị thị trường chỉ trong 3 ngày giao dịch của tháng 2. |