|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Thị trường chứng khoán thế giới lao dốc, chuyên gia nước ngoài khuyên gì?

15:14 | 06/02/2018
Chia sẻ
Chỉ số Dow Jones giảm 1.175 điểm, đánh dấu sự suy giảm tồi tệ nhất trong lịch sử. Nhiều thị trường khắp nơi trên thế giới cùng trong tình trạng tương tự ... 

Đã có một vụ càn quét diện rộng trên thị trường chứng khoán Phố Wall, phá vỡ giai đoạn kéo dài của sự biến động và làm gián đoạn đà tăng của các cổ phiếu.

Không có chất xúc tác nào rõ ràng cho sự sụt giảm này do cuộc chạy đua dài hạn được thúc đẩy bởi việc cải thiện tình hình kinh doanh của các công ty, cùng với tăng trưởng kinh tế toàn cầu, đặc biệt đã tăng rất nhanh trong tháng 1 vừa qua.

Thị trường chứng khoán đang đương đầu với sự bất ổn chính thức đầu tiên trong nhiều năm 2018 với chỉ số Độ dao động Cboe VIX tăng tới 115,6%, mức tăng mạnh nhất trong lịch sử. Chỉ số trung bình công nghiệp Down Jones (DJIA) giảm 4,6% và chỉ số S& P 500 giảm 4,1%.

thi truong chung khoan the gioi lao doc chuyen gia nuoc ngoai khuyen gi
nguồn: Bespoke Investment Group

Đừng sợ hãi

Kristina Hooper, giám đốc chiến lược thị trường toàn cầu tại Invesco khuyên nhà đầu tư rằng: "Đừng sợ và đừng nóng vội. Hãy giữ vững tinh thần dù bất cứ cứ điều gì xảy ra với thị trường, tiếp tục chính sách tiết kiệm và đầu tư theo kế hoạch dài hạn của bạn ". Bà Hooper lưu ý rằng lạm phát gia tăng, lợi suất và sự biến động đã kết hợp gây phiền nhiễu thông tin trên phố Wall.

Jeff Carbone, quản lý cấp cao của Công ty quản lý tài sản Cornerstone Wealth: "Chúng tôi đã nhắc nhở khách hàng nên giữ vững quan điểm và hay nhìn vào thị trường một cách chủ động, không nên phản ứng lại với thị trường vào thời điểm này. Đó là một phép thử trong việc đối mặt với rủi ro. Tất cả chúng ta đều muốn có được sự tăng trưởng nhưng hãy nhớ rằng vẫn còn đó những rủi ro. Rủi ro và thời gian luôn là những thứ ảnh hưởng đến quyết định mỗi người".

Michael Wilson, chuyên gia quản lý vốn tại Morgan Stanley vào thứ Hai vừa qua đã cảnh báo các nhà đầu tư không nên mua vào trên thị trường chứng khoán với những lo ngại về các chỉ tiêu tài chính không ổn định khi Cục dự trữ liên bang Mỹ đã đứng sau việc thay đổi lãi suất.

Ông nói: "Khi lạm phát ở mức rất thấp, lạm phát tăng lên có tác động tích cực đến việc định giá cổ phiếu, kỳ vọng lạm phát gia tăng có thể không còn tác động tích cực đối với chứng khoán, đặc biệt nếu thị trường bắt đầu nghĩ rằng lạm phát sắp tới khó xác định xu hướng".

William Delwiche, chuyên gia đầu tư tại Baird nói: "Sự lạc quan quá mức khiến cổ phiếu dễ biến động khi số lượng trái phiếu chuyển sang mức thấp. Mặc dù có một số bằng chứng ban đầu cho thấy áp lực bán đang trở nên cạn kiệt và thị trường chứng khoán có thể sớm được ổn định trở lại".

Rắc rối phía trước hay rắc rối phía sau

Bob Doll, chuyên gia cao cấp quản lý danh mục đầu tư của Nuveen Asset Management cho rằng "Sự gia tăng mạnh lợi suất trái phiếu đã kích hoạt một giai đoạn điều chỉnh của cổ phiếu. Chúng tôi cho rằng nó sẽ tiếp tục tăng vì vậy điều này có thể gây thêm áp lực lên thị trường chứng khoán. Với lợi tức trái phiếu kỳ hạn 10 năm tăng 2,88% vào thứ Hai làm tăng chi phí đi vay của các công ty và có thể ăn mòn tài sản như cổ phiếu. Qua đó thị trường có xu hướng ưu tiên các tài sản có tính an toàn cao như trái phiếu".

Minh Đăng