[Phần 1] Chiến tranh thương mại toàn cầu liệu có xảy ra?
Tổng thống Mỹ Donald Trump không hành động theo mọi điều ông nói hoặc đăng tải trên trang Twitter của mình. Đôi khi ông vô tình bỏ qua các tuyên bố trong quá khứ, hoặc tự đảo ngược lại mọi chuyện. Tuy nhiên, tuyên bố áp thuế nhập khẩu 25% đối với thép, và 10% đối với nhôm đã không đi theo nguyên tắc đó.
Câu chuyện bắt đầu vào ngày 6/3 khi ông Gary Cohn đã từ chức từ vị trí trưởng ban cố vấn kinh tế chính của ông Trump. Trong nhiều tháng, ông Cohn đã thảo luận gay gắt với ông Peter Navarro, cố vấn thương mại của ông Trump, và ông Wilbur Ross, Bộ trưởng thương mại Mỹ, về đề xuất áp thuế nhập khẩu đổi với thép, nhôm. Sự ra đi của ông Cohn chỉ chứng minh rằng ông đã thua và tuyên bố về thuế quan chính thức được đưa ra vào ngày 8/3. Các biện pháp có vẻ không quá khủng khiếp như gợi ý ban đầu; đặc biệt khi Canada và Mexico có thể được miễn chịu thuế. Tuy nhiên nó đủ gay ra lo ngại cho nền kinh tế toàn cầu.
Như ông Trump đã mô tả ban đầu, thuế quan sẽ áp dụng cho khoảng 46 tỷ USD giá trị thương mại, khoảng 2% hàng hoá nhập khẩu của Mỹ. Điều đó sẽ biến quyt định này trở thành hành động bảo hộ lớn nhất của ông Trump từ trước đến nay. Mặc dù vậy, tầm cỡ của sự khiêu khích không phải là điều đáng lo ngại nhất, mà cách nó đã được hoàn thiện, và niềm tin tạo ra quy định này là hai đều quan trọng hơn cả.
Những hạn chế thương mại trước đó của ông Trump, như thuế quan đối với các tấm pin mặt trời và máy giặt được công bố hồi tháng 1, đã có tiền lệ. Đó là một phần của một quá trình được công nhận, một loại hình Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) thường xuyên phải giải quyết. Tuy nhiên, động thái mới nhất này với lý do là vì an ninh quốc gia khiến cho các quốc giá khác khó có thể phản ứng lại mà không định ra quy tắc riêng cho mình.
Và cũng khiến mọi việc rõ ràng hơn bao giờ hết rằng thương mại là một lĩnh vực được ông Trump đặc biệt quan tâm. Có vẻ như ông thực sự tin rằng việc phá vỡ các quy tắc về thương mại quốc tế sẽ biến nước "Mỹ vĩ đại một lần nữa", và có thể dễ dàng giành chiến thắng cuộc chiến thương mại có thể từ đó nổ ra trong tiến trình này.
Sự bảo hộ
Trở thành thành viên của WTO nghĩa là bỏ qua việc loại bỏ các đối thủ nước ngoài bằng những hạn chế thương mại. Đổi lại tổ chức cung cấp sự tiếp cân an toàn vào các thị trường quốc tế cùng với nhiều biện pháp khắc phục cụ thể nếu bạn cảm thấy mình là nạn nhân của những hoạt động thương mại không trung thực.
Trong số đó có biện pháp tùy chọn áp mức thuế mới nếu một quốc gia phải đối mặt với hàng nhập khẩu gia tăng, được trợ cấp hoặc bán dưới mức giá thành. Ngành công nghiệp thép của Mỹ có một lịch sử lâu dài nhận được sự bảo vệ như vậy. Ví dụ, tháng 3/2002, Nguyên Tổng thống Mỹ George Bush đã áp mức thuế bảo hộ, một loại thuế được sử dụng để chống lại sự gia tăng trong nhập khẩu, lên đến 30% đối với thép. Ông thừa nhận đã sai khi đưa ra quyết định đó, nhưng thuế quan bảo hộ vẫn áp dụng cho 3/5 lượng thép nhập khẩu vào Mỹ.
Một điều chưa từng có về luật thuế mới không phải là mục đích hay tác động có thể của nó, mà là lý do hợp pháp được sử dụng để biện minh cho quy định này. Ông Trump đang sử dụng Mục 232 của Dự luật Khuếch trương Thương mại năm 1962, cho phép hành động dựa trên mối đe dọa đến an ninh quốc gia. Điều này trước đây chỉ được sử dụng trong một số ít trường hợp, chủ yếu liên quan đến dầu. Ông Douglas Irwin, một chuyên gia về thương mại tại Đại học Dartmouth, nhận định các chính sách bảo hộ của Nguyên Tổng thống Mỹ Ronald Reagan, nhiệm kỳ 1981 - 1989, đã bóp méo nền kinh tế thế giới nhiều hơn những hành động gần đây nhất của ông Trump.
Các báo cáo từ phòng thương mại của ông Trump công bố ngày 16/2 cho thấy rằng mục 232 có thể được sử dụng để hạn chế nhập khẩu thép và nhôm, vì lực lượng vũ trang Mỹ và các ngành công nghiệp quan trọng cần nguồn cung thép nội địa đang có nguy cơ bị đe dọa bởi hàng nhập khẩu. Đây là thực sự là một điều vô lý. Ông Gary Hufbauer thuộc Viện nghiên cứu kinh tế quốc tế Peterson, lưu ý rằng mục tiêu để các nhà sản xuất thép trong nước hoạt động với công suất từ 80% trở lên của chính quyền Washington không liên quan đến việc bộ quốc phỏng sử dụng bao nhiêu thép.
Còn ông Jennifer Hillman của Đại học Georgetown, từng là ủy viên Ủy ban Thương mại Quốc tế Mỹ và thẩm phán tại một cơ quan phúc thẩm của WTO, nhận thấy sự biện hộ về an ninh quốc gia đặc biệt đáng ngờ vì hầu hết lượng thép nhập khẩu đến từ Canada, Liên minh châu Âu (EU), Mexico và Hàn Quốc. Các mức thuế áp dụng đối với thép nhập khẩu sẽ hầu như không ảnh hưởng tới Trung Quốc, đối thủ thương mại lớn nhất của chính quyền ông Trump. Cùng với quan điểm cho rằng việc lập luận về an ninh quốc gia là một điều không phù hợp là thực tế thuế nhập khẩu áp lên nhôm, chủ yếu đến từ Trung Quốc và Nga, lại ít hơn một nửa so với thép từ các nước đồng minh.
Vì vậy, các đối tác thương mại của Mỹ cho rằng những mức thuế này đang phá vỡ quy tắc của WTO. Trong trường hợp thông thường, WTO sẽ bày cho họ một cách để khiếu nại, nhưng yêu cầu cần thiết là các thẩm phán tại Geneva nhận định thuế quan này có vi phạm các cam kết WTO. Nếu họ phát hiện ra có vi phạm, các quốc gia bị ảnh hưởng bởi thuế quan có thể trả đũa theo cách riêng của họ với sự bảo trợ từ WTO, với một giới hạn nhất định. Trong trường hợp thuế thép của ông Bush, EU đã nhắm tới những mặt hàng xuất khẩu từ các bang nổi bật về chính trị, như nước cam từ Florida.
Tuy nhiên, có một chướng ngại vật. Điều XXI của Hiệp ước WTO cho phép một nước thành viên tăng bất kỳ mức thuế được cho là cần thiết để bảo vệ các lợi ích an ninh quan trọng, ngay cả khi không có bằng chứng cho thấy hàng nhập khẩu đang tăng, được trợ cấp hoặc bán dưới giá thành.
Viện dẫn Điều XXI cho phép một quốc làm bất cứ điều gì họ muốn, và do đó gây nguy hiểm cho toàn bộ hệ thống - đó là lý do tại sao, nó rất hiếm khi được sử dụng.
Sức mạnh của Điều XXI đặt ra các quốc gia thách thức quy định áp thuế của ông Trump vào ngõ cụt. Nếu các quốc gia đó không đâm đơn kiện lên WTO mà tiến hành trả đũa bằng mọi cách, nghĩa là họ sẽ từ bỏ một nền tảng vững chắc và mọi thứ có thể sẽ leo thang. Nếu họ không thách thức cũng không trả đũa, các quốc gia này vẫn giữ được nền tảng đạo đức cao nhưng ông Trump sẽ tuyên bố chiến thắng, điều này sẽ làm xáo trộn nền kinh tế toàn cầu, và có thể sẽ tiếp tục được khuyến khích. Đây cũng sẽ là trường hợp rất có thể xảy ra nếu các quốc gia khiếu nại lên WTO và tòa án đứng về phía Mỹ vì Điều XXI. Và trường hợp cuối cùng, nếu họ thách thức và giành chiến thắng, thì không khác gì nói với một quốc gia rằng tòa án tại Geneva biết rõ các lợi ích an ninh của quốc gia đó nằm ở đâu tốt hơn so với tổng thống của họ. Điều này cũng sẽ chẳng đi về đâu.
Tất cả những điều này giúp giải thích tại sao, trong chục năm qua khi điều XXI được đưa ra, toàn án chưa bao giờ có thể đưa ra phán quyết cuối cùng. Bằng cách dựa vào an ninh quốc gia, thay vì đưa ra một vụ án theo kiểu mà tòa án thường quy định, ông Trump đang ngăn cản cơ chế hạn chế trừng phạt bằng hành động trả đũa và do đó ngăn chặn các vụ tranh chấp thương mại có thể xảy ra.
Điều này có thể là tinh khôn về mặt chiến thuật nhưng cũng đặt ra một tiền lệ đáng ngại. Nếu Mỹ dễ dàng sử dụng việc bảo vệ cơ sở an ninh quốc gia cho hành động bảo hộ của mình, thì điều gì có thể khiến những thành viên khác như Ấn Độ hoặc Trung Quốc không hành động tương tự?
Hành vi xấu đã lan rộng trong quá khứ. Vào năm 1956, ngành nông nghiệp Mỹ được miễn trừ các quy tắc hạn chế sự hỗ trợ của nhà nước, để một vài năm sau đó EU đã sử dụng cùng một ngoại lệ tương tự để tạo ra chính sách nông nghiệp chung, một hệ thống trợ cấp méo mó mà các nhà thương thuyết người Mỹ phải mất nhiều năm để ngăn chặn.
Khả năng thuế quan
Tất cả điều này xảy ra khi hệ thống thương mại dựa trên quy định đã bị đình trệ và do đó dễ bị tổn thương. WTO, và trước đó là Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT), thường xuyên cập nhật thông qua các vòng đàm phán được thiết kế để mở rộng lợi ích của thương mại theo những phương thức mà tất cả quốc gia có thể đồng ý. Quá trình này nghĩa là một số vấn đề đã được giải quyết, và những vấn đề không thể được hoãn lại trong vòng tiếp theo. Tuy nhiên, những điều thực sự cần phải được giải quyết như việc đối xử giữa nước giàu và ngheo không được giải quyết tại các vòng đàm phán mới và tiếp tục gia tăng.
Năm 2001, Trung Quốc chính thức tham gia WTP đã mang đến một mô thương mại nằm ngoài bất cứ quy luật hiện hành nào.
Sự cần thiết của các nguyên tắc mới nhưng không được thiết lập khiến nhiều thành viên thất vọng về WTO, có lẽ không hơn gì so với Mỹ. Tổ chức đã không thể làm gì để ngăn chặn các doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc xuất khẩu lượng thặng dư từ năng suất dư thừa của quốc gia này, do đó áp đảo các nhà sản xuất tại quốc gia khác.
Mặc dù vậy, rất khó để kết nối những thiếu sót của WTO với quy định thuế quan của ông Trump. Với công suất dư thừa khổng lồ (hiện đã có chiều hướng giảm) Trung Quốc thực sự là một vấn đề, tuy nhiên, thuế chống bán phá giá đã cấm cửa hầu hết thép Trung Quốc trên thị trường Mỹ.