|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Trung Quốc gây bất ngờ về xuất nhập khẩu

15:26 | 08/12/2016
Chia sẻ
Ngược với dự báo bi quan của giới phân tích, cả xuất khẩu lẫn nhập khẩu của Trung Quốc tháng này đều tăng mạnh. 
Nhân viên cảng tại cảng Ninh Bảng ở tỉnh Chết Giang, Trung Quốc. Ảnh: Reuters

Kim ngạch nhập khẩu của Trung Quốc bất ngờ lên mức cao nhất 2 năm trong tháng 11 vừa rồi. Nguyên nhân chính là nhu cầu nhiều loại hàng hóa của nước này tăng mạnh, từ than đá tới quặng sắt.

Cụ thể, nhập khẩu tăng 6,7% so với cùng kỳ năm ngoái, trái ngược với dự báo giảm 1,3% của giới phân tích và là tỷ lệ tăng mạnh nhất kể từ tháng 9/2014.

Số liệu của chính phủ nước này công bố hôm nay cũng cho biết xuất khẩu tăng 0,1% so với cùng kỳ 2015, trong khi dự báo của giới phân tích trước đó là giảm 5,5%.

Hai số liệu này khiến thặng dư thương mại Trung Quốc ở mức 44,61 tỷ USD trong tháng 11, cao hơn dự báo ở 46,30 tỷ USD tuy vậy vẫn thấp hơn con số 49,06 tỷ USD hồi tháng 10.

Sự cải thiện phản ánh nhu cầu đang mạnh lên trên phạm vi toàn cầu, với các khảo sát gần đây cho thấy các nền kinh tế phát triển đang dần trở lãi quỹ đạo trong những tháng cuối năm. Đó là bình luận của chuyên gia về Trung Quốc của hãng tư vấn kinh tế Capital Economics tại Singapore vối Reuters.

Nhu cầu nhập khẩu quặng sắt, dầu thô, than đá, đậu tương, đồng tăng mạnh trong tháng 11 bất chấp việc đồng nhân dân tệ giảm giá mạnh.

Về quặng sắt, Trung Quốc nhập 91,98 triệu tấn, tăng 13,8% so với tháng trước và là tháng cao thứ ba trong lịch sử.

Lượng than đá nhập khẩu trong tháng vừa rồi cũng là cao nhất trong vòng 18 tháng, do các nhà máy tích cực tích trữ khi mùa đông sắp đến.

Nhập khẩu đồng tăng 31% khi các thương nhân tăng cường tích trữ để đáp ứng nhu cầu xây dựng tăng mạnh.

Theo Vivek Dhar, chuyên gia phân tích hàng hóa từ ngân hàng Commonwealth Bank ở Melbourne, điều thị trường đang quan tâm hiện nay là đà tăng này liệu có kéo dài sang năm tới.

Tình hình 2916 vẫn ảm đạm

Bất chấp số liệu tích cực trong tháng 11, nền kinh tế có lượng giao dịch lớn nhất thế giới vẫn đang hướng đến một năm giảm. Xuất khẩu của tổng 11 tháng đầu năm nay giảm 7,5% so với cùng kỳ năm ngoái, còn nhập khẩu thấp hơn 6,2%.

Xuất khẩu giảm kéo tăng trưởng kinh tế đi xuống theo trong bối cảnh nhu cầu toàn thế giới vẫn chưa phục hồi, các nước vẫn phụ thuộc vào nguồn chi tiêu chính phủ gia tăng cũng như lượng tín dụng kỷ lục để kích thích hoạt động kinh tế, làm gia tăng rủi ro cho núi nợ hiện tại.

Những số liệu gần đây cho thấy nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang dần ổn định khi chính phủ nước này chạy đua ra mắt các dự án cơ sở hạ tầng mới cộng thêm cơn sốt trên thị trường bất động sản, làm gia tăng nhu cầu vật liệu xây dựng như sắt thép, xi măng.

Chỉ số quản trị mua hàng (PMI) cho thấy hoạt động các nhà máy mở rộng với tốc độ nhanh nhất trong vòng hai năm, dù khảo sát tương tự của tư nhân cho kết quả khiêm tốn hơn.

Dù vậy, giới phân tích cũng cảnh báo rằng sự bùng nổ nhà đất, vốn góp phần lớn vào tăng trường thời gian qua, có thể đã đạt đỉnh, gây nguy cơ với nhu cầu vật liệu.

Ngoài ra, Trung Quốc có thể là đối tượng chịu ảnh hưởng từ chính sách bảo hộ trong năm tới của tân Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Tuy nhiên, đại diện hải quan Trung Quốc hôm nay cho rằng áp lực lên xuất khẩu nước này có thể giảm đi từ đầu năm 2017.

Vân Vũ