|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Trung Quốc đối mặt với thách thức lớn sau COVID-19

08:49 | 13/10/2020
Chia sẻ
Chiến tranh thương mại và đại dịch COVID-19 đã và đang đặt ra những thách thức đối với nền kinh tế Trung Quốc. Tuy nhiên về lâu dài, lực lượng lao động suy giảm do dân số già đi mới là trở ngại lớn nhất đến tăng trưởng.
Trung Quốc đẩy lùi được COVID-19, nhưng có thể phải đối mặt với thách thức lớn hơn nhiều - Ảnh 1.

Một người đàn ông lớn tuổi chất hàng tại một khu chợ ở Quảng Châu, Trung Quốc. Nhóm người từ 65 tuổi trở lên được dự đoán sẽ chiếm 14% dân số Trung Quốc vào năm 2022. (Ảnh: EPA-EFE)

Vào tháng 5/2020, Thủ tướng Lý Khắc Cường tuyên bố tại phiên họp quốc hội rằng Trung Quốc sẽ không đặt mục tiêu tăng trưởng cho năm 2020 do sự sự rối loạn mà đại dịch gây ra và sự bất ổn trong quan hệ quốc tế.

Theo South China Morning Post (SCMP), trong quí đầu năm, GDP Trung Quốc giảm 6,8%, đánh dấu lần đầu tiên tăng trưởng âm kể từ năm 1976, với sản lượng công nghiệp giảm 13,5% trong tháng 1 và tháng 2. Dù Trung Quốc ghi nhận tăng trưởng dương trong quí II, nhưng một bóng đen khác lại nổi lên đe dọa nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Về lâu dài, dân số già đi sẽ là vật cản lớn nhất tới sự phát triển công nghiệp dài hạn, cắt giảm lực lượng lao động của Trung Quốc tới hàng triệu người. Các nhà kinh tế và xã hội học đã bày tỏ lo ngại rằng "lợi tức dân số" – động lực chính thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đã biến mất.

Thật vậy, xung đột Mỹ-Trung đã biến đổi sự phân công lao động trong các nhà máy trên thế giới. Bên cạnh môi trường chính trị và kinh doanh không thực sự minh bạch, chi phí lao động tăng đã làm suy yếu sức hấp dẫn của Trung Quốc đối với doanh nghiệp đa quốc gia.

Doanh nghiệp nước ngoài đã bắt đầu tìm kiếm địa điểm đầu tư mới. Các quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam có thể thay thế Trung Quốc trở thành "công xưởng của thế giới" nhờ vào chi phí lao động thấp và nới lỏng các qui định ràng buộc nhà đầu tư nước ngoài.

Yếu tố văn hóa cũng là một phần trong rắc rối kinh tế của Trung Quốc. Nhiều bậc cha mẹ Trung Quốc coi con cái là "của để dành" và kì vọng chúng sẽ hỗ trợ tài chính cho mình khi về già. Điều này đặc biệt đúng do Trung Quốc không có kế hoạch vững chắc để bảo vệ thu nhập khi nghỉ hưu của người lao động.

Tuy nhiên, báo cáo năm 2020 của Quĩ Nghiên cứu Phát triển Trung Quốc ước tính rằng dân số từ 65 tuổi trở lên của nước này sẽ đạt 180 triệu người trong năm nay, chiếm 14% dân số vào năm 2022 rồi tiếp tục tăng lên 15% vào năm 2025. Do tỉ lệ nhân khẩu học theo độ tuổi ngày càng mất cân đối, gánh nặng tài chính đối với thanh niên sẽ rất lớn.

Một số người có thể lập luận rằng già hóa dân số là một khía cạnh không thể tránh khỏi của sự phát triển và vì vậy Trung Quốc không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, các quốc gia phát triển như Pháp hoặc Nhật Bản có lương hưu, phúc lợi xã hội và cơ sở hạ tầng chăm sóc người cao tuổi vượt trội so với Trung Quốc.

Do đó, liệu Trung Quốc có đủ khả năng chi trả cho việc thích ứng với một xã hội già hóa trong khi vẫn duy trì đà tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ hay không vẫn còn là câu hỏi.

Giang

S&P 500 tiến sát đỉnh khi thị trường tiếp tục lạc quan với chính sách của Tổng thống Trump
Nhóm cổ phiếu công nghệ đã dẫn dắt thị trường sau khi Tổng thống Trump công bố kế hoạch thu hút 500 tỷ USD đầu tư vào cơ sở hạ tầng AI tại Mỹ.