|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Trung - Ấn khuấy đảo thị trường, giá than lăm le phá đỉnh mọi thời đại

10:44 | 16/09/2021
Chia sẻ
Mặc dù than đá là mặt hàng ít được yêu thích vì tạo ra lượng khí thải carbon cao, hai nền kinh tế lớn nhất châu Á là Trung Quốc và Ấn Độ vẫn đang phụ thuộc vào loại nhiên liệu hóa thạch này. Nhờ đó, giá than đã có cú tăng ngoạn mục 110% trong năm nay và đang lăm le gần mức đỉnh mọi thời đại.

Trung - Ấn lao đầu vào than đá

Hôm 10/9, giá than chuẩn cho thị trường châu Á rơi vào khoảng 177,5 USD/tấn, cao hơn hai lần so với thời điểm đầu năm nay và tăng mạnh so với mốc 50 USD/tấn cùng kỳ năm trước. Đây là mức giá cao nhất trong 11 năm qua và đang lăm le gần mức đỉnh mọi thời đại từng nhìn thấy vào tháng 7/2008.

Bà Shirley Zhang, chuyên gia phân tích của Wood Mackenzie, cho hay: "Những gì chúng ta đang thấy là thế tiến thoái lưỡng nan của các nhà đầu tư, tổ chức tài chính và cả doanh nghiệp. Dù châu Á nỗ lực hướng đến một tương lai năng lượng sạch, khu vực này vẫn cần than trong 10 năm tới".

Trung - Ấn khuấy đảo thị trường, giá than lăm le phá đỉnh mọi thời đại - Ảnh 1.

(Ảnh minh họa: AP).

Từ nhôm, dầu thô đến đồng, giá của nhiều mặt hàng đều bật tăng mạnh trong năm 2021 do nhu cầu khởi sắc và giới đầu cơ đổ xô vào thị trường. Song, ngay cả trong một thị trường nhộn nhịp như vậy, đà tăng 110% của than đá vẫn rất nổi bật.

Tại Trung Quốc và Ấn Độ - hai nước cùng chiếm 65% lượng than sử dụng trên toàn cầu và cũng là hai nhà nhập khẩu than lớn nhất thế giới, nhu cầu tiêu thụ than đá đang nhảy vọt do cái nóng như thiêu đốt của mùa hè và quá trình phục hồi kinh tế cần nhiều điện năng.

Theo Tổng cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, sản lượng điện trong nước trong 7 tháng đầu năm nay tăng khoảng 13,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Đáng chú ý, Trung Quốc cần thêm khá nhiều than vì hạn hán khiến sản lượng thủy điện của nước này sụt giảm nghiêm trọng.

Kết quả là, chỉ riêng trong tháng 7 năm nay, nền kinh tế tỷ dân nhập khẩu thêm 16% than so với cùng kỳ năm 2020, Nikkei cho hay.

Sau khi hứng chịu làn sóng COVID-19 khốc liệt hồi đầu năm, nền kinh tế Ấn Độ đã phục hồi trở lại, trong đó GDP quý II tăng trưởng với tốc độ kỷ lục. Nhu cầu điện, và đương nhiên là than đá, được dự đoán sẽ tiếp tục tăng khi đại dịch lắng dịu và mùa mưa của đất nước Nam Á kết thúc.

Trung - Ấn khuấy đảo thị trường, giá than lăm le phá đỉnh mọi thời đại - Ảnh 2.

Nguồn cung eo hẹp

Trong khi nhu cầu tăng vọt thì nguồn cung lại khan hiếm. Một số gián đoạn trong ngắn hạn đã làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu hụt nguồn cung than đá năm nay.

Hơn nữa, doanh nghiệp khai khoáng không có đủ động lực để đầu tư vào các mỏ mới, đặc biệt là khi nhiều nước hướng tới mục tiêu giảm dần việc sử dụng than đá để chống lại hiện tượng nóng lên toàn cầu.

Nhà phân tích Nobuyuki Kuniyoshi tại tập đoàn Jogmec (Nhật Bản) bình luận: "Cán cân cung - cầu có nguy cơ bị phá vỡ vì doanh nghiệp không mặn mà rót vốn vào các mỏ than mới".

Trên thực tế, các nhà sản xuất than không cảm thấy cần thiết phải gia tăng sản lượng và hạ giá bàn vì thị phần của họ không dễ bị các đối thủ cạnh tranh mới chiếm lấy, ông Kuniyoshi nhấn mạnh.

Ngoài việc là nước tiêu thụ và nhập khẩu than lớn nhất thế giới, Trung Quốc cũng là một nhà sản xuất hàng đầu. Tuy nhiên, chính quyền Bắc Kinh đã hạn chế hoạt động khai thác than sau một loạt tai nạn chết người ở nhiều mỏ than trên toàn quốc.

Chưa kể, chính phủ Trung Quốc còn thực hiện cải cách để ghìm chân các mỏ nhỏ hơn vì đây vốn là những cơ sở ít đảm bảo an toàn nhất. Do đó, sản lượng than trong nước khó có thể tăng mạnh dù giá than nhảy vọt.

Trung Quốc đã chuyển hướng sang Indonesia và Nga để tiếp cận nguồn cung than quốc tế sau khi áp dụng lệnh cấm nhập khẩu không chính thức đối với than của Australia. Song, Indoneisa, nước xuất khẩu than lớn nhất thế giới, đã bắt đầu siết khối lượng nhiên liệu hóa thạch xuất khẩu ra nước ngoài vào tháng trước do mưa lớn làm gián đoạn hoạt động khai thác.

Trung - Ấn khuấy đảo thị trường, giá than lăm le phá đỉnh mọi thời đại - Ảnh 3.

Nhà phân tích Kuniyoshi lưu ý thêm rằng tại Australia, nước xuất khẩu than lớn thứ hai toàn cầu, các nhà sản xuất đã cắt giảm đáng kể công suất và nhân công do ảnh hưởng của đại dịch. Hơn nữa, họ đang khá thận trọng về việc mở rộng quy mô do khả năng nhu cầu sẽ lao dốc trong dài hạn.

Trung Quốc đã đặt mục tiêu giảm dần việc sử dụng than đá từ năm 2026 để bớt phát thải khí nhà kính, đồng nghĩa rằng mức tiêu thụ của nước này sẽ chạm đỉnh vào năm 2025 và sau đó tụt dần. Chủ tịch Tập Cận Bình còn cam kết đưa mức phát thải của Trung Quốc đạt đỉnh vào năm 2030 và trung hòa carbon vào năm 2060.

Ấn Độ cũng dự tính đến năm 2030, 60% công suất phát điện trong nước đến từ các nguồn xanh như năng lượng tái tạo.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Yên Khê

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.