|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

TP.HCM đề xuất đặt hàng chuyên gia nghiên cứu phí, lệ phí mới

22:10 | 05/09/2018
Chia sẻ
Ngày 5.9, Viện Nghiên cứu Phát triển TP.HCM có văn bản đề xuất UBND TP.HCM có thể đặt hàng chuyên gia nghiên cứu các loại phí, lệ phí mới.
tphcm de xuat dat hang chuyen gia nghien cuu phi le phi moi TP HCM kiến nghị tăng lệ phí cấp giấy phép xây dựng
tphcm de xuat dat hang chuyen gia nghien cuu phi le phi moi
Do tính đặc thù của một đô thị đặc biệt, TP.HCM có thể đề ra khoản thu mới, điều tiết khoản thu này phục vụ phát triển cơ sở hạ tầng. Ảnh: Ngọc Dương.

Theo đó, Viện Nghiên cứu Phát triển TP.HCM đề xuất đặt hàng chuyên gia nghiên cứu các loại phí, lệ phí mới (chưa có trong danh mục phí, lệ phí theo quy định của luật Phí, lệ phí) dưới dạng một đề án cụ thể, thời hạn nghiên cứu 6 - 12 tháng, kinh phí nghiên cứu do chuyên gia đề nghị.

Theo Viện Nghiên cứu Phát triển TP.HCM, do tính đặc thù của một đô thị đặc biệt, TP.HCM có thể đề ra khoản thu mới, điều tiết khoản thu này phục vụ phát triển cơ sở hạ tầng.

Tuy nhiên, việc tăng thuế suất, phí, lệ phí liên quan trực tiếp đến người dân và doanh nghiệp trên địa bàn, do đó việc triển khai xây dựng đề án điều chỉnh là cần thiết; yêu cầu bắt buộc là đề án phải lượng hóa được tác động, đảm bảo khi áp dụng không gây ra tác động xấu đến môi trường đầu tư kinh doanh của TP.

Trước đó, thực hiện Nghị quyết 54/2017/QH14 của Quốc hội, HĐND TP.HCM đã đề xuất Chính phủ xem xét, trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định áp dụng thí điểm tăng mức thuế hoặc thuế suất đối với một số hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế bảo vệ môi trường trên địa bàn TP.HCM. Mức thuế hoặc thuế suất tăng không quá 25% so với mức thuế và thuế suất hiện hành.

Xem thêm

Đình Phú

[Infographic] Bức tranh kinh tế vĩ mô 4 tháng đầu năm qua các con số
Trong 4 tháng đầu năm, xuất hiện nhiều điểm sáng của nền kinh tế như: Xuất siêu hơn 8 tỷ USD, sản xuất công nghiệp phục hồi tăng trưởng 6%, lượng khách quốc tế đến Việt Nam đạt trên 6,2 triệu lượt khách, cao hơn cả cùng kỳ năm 2019. Dù vậy, nền kinh tế vẫn gặp nhiều khó khăn, số doanh nghiệp rút lui vẫn cao hơn cả số doanh nghiệp gia nhập thị trường.