|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Nhà đất

TP HCM sẽ xem xét cho phép CĐT dự án BĐS được tạm nộp tiền sử dụng đất

12:27 | 28/12/2017
Chia sẻ
Theo văn bản của HoREA, dự kiến UBND TP HCM sẽ xem xét cơ chế cho phép chủ đầu tư dự án bất động sản được tạm nộp tiền sử dụng đất và tiền sử dụng đất bổ sung.
tp hcm se xem xet cho phep cdt du an bds duoc tam nop tien su dung dat HoREA đưa ra một số góp ý sửa đổi Luật Đất đai 2013
tp hcm se xem xet cho phep cdt du an bds duoc tam nop tien su dung dat Luật Đất đai 2013 chưa điều chỉnh được giá đất

Mới đây, Hiệp hội bất động sản TP HCM (HoREA) đã gửi công văn hỏa tốc tới Bộ Tư pháp, Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai 2013.

Trong văn bản này, ngoài các kiến nghị của HoREA về việc sửa đổi, điều chỉnh một số vấn đề bất cập của Luật Đất đai 2013, có một nội dung đáng chú ý đó là các chỉ đạo của TP HCM để chấn chỉnh hoạt động thẩm định giá đất trên địa bàn thành phố đã được HoREA nêu ra.

Cụ thể, văn bản của HoREA cho hay, ngày 19/12/2017, ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch UBND thành phố đã chỉ đạo 3 nội dung quan trọng để chấn chỉnh hoạt động thẩm định giá đất trên địa bàn TP HCM.

tp hcm se xem xet cho phep cdt du an bds duoc tam nop tien su dung dat
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.

Thứ nhất, TP HCM dự kiến kiện toàn Hội đồng thẩm định giá đất thành phố, ông Trần Vĩnh Tuyến, Phó Chủ tịch thành phố kiêm nhiệm Chủ tịch Hội đồng thẩm định giá đất thành phố. Các Giám đốc Sở có liên quan là thành viên của Hội đồng.

Dự kiến Hội đồng sẽ họp 2 lần/tháng; đồng thời, rà soát, kiện toàn quy trình làm việc của Hội đồng nhằm đạt hiệu quả tốt hơn. Nếu sớm thực hiện cơ chế này thì khả năng sẽ hình thành quy trình và thủ tục hành chính trong công tác thẩm định giá đất, khấu trừ chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng, xác định tiền sử dụng đất phải nộp sẽ nhanh hơn, minh bạch hơn trước đây.

Thứ hai, dự kiến UBND TP HCM sẽ sớm ban hành Quyết định sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế Quyết định số 56/2012/QĐ-UBND ngày 10/12/2012 của UBND thành phố về ban hành Quy định về trình tự, thủ tục xác định nghĩa vụ tài chính theo giá thị trường khi Nhà nước giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất tại TP HCM.

Thứ ba, dự kiến UBND thành phố sẽ xem xét cơ chế cho phép chủ đầu tư dự án bất động sản được tạm nộp tiền sử dụng đất và tiền sử dụng đất bổ sung.

Đồng thời với việc chủ đầu tư dự án bất động sản phải có văn bản cam kết sẽ nộp tiền sử dụng đất bổ sung (nếu có) theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền, để chủ đầu tư dự án bất động sản được xem xét cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, để có thể bán sản phẩm cho khách hàng.

HoREA nhận định nếu cơ chế này được thực hiện thì sẽ tháo gỡ khó khăn, ách tắc của nhiều dự án bất động sản trên địa bàn thành phố hiện nay.

Trước đó, UBND TP HCM đã ban hành quyết định 30/2017/QĐ-UBND để điều chỉnh, bổ sung bảng giá đất ở tại một số khu vực trên địa bàn thành phố. Mặc dù vậy, tình trạng chênh lệch quá lớn giữa khung giá đất theo quy định và giá thị trường vẫn không có nhiều cải thiện.

Theo Hiệp hội Bất động sản TP HCM (HoREA), nguyên nhân có sự chênh lệch trên là do hiện nay, khung giá đất do Chính phủ ban hành có hiệu lực 5 năm. Bảng giá đất do địa phương ban hành không được vượt quá mức tối đa so với mức tối đa của khung này 30%, và không được thấp hơn mức tối thiểu.

Quy định này cũng không tạo được điều kiện để TP.HCM và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành bảng giá đất theo nguyên tắc giá đất phù hợp với giá đất phổ biến trên thị trường, kể cả sau khi đã áp dụng hệ số điều chỉnh giá đất hàng năm.

Việc định giá đất thấp hơn thực tế là một trong những nguyên nhân chính gây nên tình trạng bồi thường giải phóng mặt bằng kéo dài, tăng khiếu kiện của dân về giá đất. Giá đất trên hợp đồng chuyển nhượng thấp hơn nhiều lần so với thực tế cũng làm Nhà nước thất thu một lượng lớn tiền thuế.

Khánh Hà

Chủ tịch SSI: Rủi ro lớn nhất của thị trường nằm ở niềm tin nhà đầu tư
Công ty chứng khoán đặt mục tiêu doanh thu hợp nhất 8.112 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 3.398 tỷ đồng. So với kết quả 2023, các chỉ tiêu này tăng lần lượt 13% và 19% và là mức cao kỷ lục.