|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Top 5 doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản năm 2021, Minh Phú tiếp tục giữ ngôi vương

15:37 | 08/02/2022
Chia sẻ
Vượt qua 800 doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản, Tập đoàn Thủy sản Minh Phú giành ngôi vương xuất khẩu thủy sản và xuất khẩu tôm của cả nước, với 395 triệu USD, chiếm gần 4,5% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản.

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản (VASEP) năm 2021, các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam đã trải qua các cung bậc thăng trầm vì dịch COVID-19 để đưa kim ngạch xuất khẩu lên con số 8,9 tỷ USD, tăng gần 6% so với năm 2020.

Trong gần 800 doanh nghiệp Việt Nam tham gia hoạt động xuất khẩu thủy sản có 100 doanh nghiệp có doanh số từ 20 – 400 triệu USD, chiếm 65% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước.

Đáng chú ý, Tập đoàn Thủy sản Minh Phú (Minh Phu Seafood Corp) là doanh nghiệp có doanh số lớn nhất với 395 triệu USD, chiếm gần 4,5%, đứng đầu về xuất khẩu thủy sản và xuất khẩu tôm của cả nước.

Trong đó, tôm thẻ chân trắng chiếm khoảng 60%, tôm sú chiếm 40% doanh số của Minh Phú. Sản phẩm tôm Minh Phú có mặt trên 40 thị trường trên thế giới, với những thị trường chủ lực như Mỹ, Nhật Bản, Canada, Australia, Hà Lan...

Top 5 doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản năm 2021, Minh Phú tiếp tục giữ ngôi vương - Ảnh 1.

(Nguồn: VASEP)

Tiếp đến là CTCP thủy sản Sóc Trăng (Stapimex) với doanh số 317 triệu USD, chiếm 3,5% với thế mạnh là tôm chân trắng. Năm 2021, sản phẩm của Stapimex được xuất khẩu đi 25 thị trường, với những thị trường lớn như Mỹ, Canada, Bỉ, Đức, Israel...

Đứng thứ 3 là CTCP Vĩnh Hoàn (Vinh Hoan Corp) có doanh số trên 276 triệu USD, chiếm 3,1%. Năm 2021 sản phẩm cá tra của Vĩnh Hoàn có mặt trên 36 thị trường trên thế giới và đạt tăng trưởng đột phá tại nhiều thị trường như Mỹ, Anh, Canada, Thụy Sỹ, Tây Ban Nha...

Hai công ty tiếp theo là Minh Phú – Hậu Giang và CTCP chế biến và dịch vụ thủy sản Cà Mau (Cases) với doanh số lần lượt là 249 triệu USD và 197 triệu USD.

VASEP nhận định để đạt được kết quả này, các doanh nghiệp đã nỗ lực vượt qua giai đoạn dịch COVID-19 căng thẳng nhất vào quý III và hồi phục nhanh chóng, đặc biệt là các doanh nghiệp cá tra, cá ngừ. Nhiều doanh nghiệp đạt doanh số cao hơn giai đoạn trước dịch.

Ở phía các các doanh nghiệp tôm lớn cũng đã hồi phục sản xuất, xuất khẩu trong quý IV nhưng đa số chưa quay về mức như trước đỉnh dịch.

Hoàng Anh

VDSC: Dự trữ ngoại hối đã hao hụt đáng kể trong năm 2024
Các chuyên gia phân tích của VDSC cho rằng bộ đệm để ứng phó với áp lực tỷ giá là dự trữ ngoại hối đã hao hụt đáng kể trong năm 2024, ước tính khoảng 8-10 tỷ USD. Điều này khiến cho tỷ giá dễ biến động khi có áp lực về luồng ngoại tệ rút ra.