Tổng thống Trump: Mỹ chuẩn bị súng đạn sẵn sàng nếu Iran đứng sau cuộc tấn công nhà máy dầu của Arab Saudi
Tổng thống Donald Trump (Ảnh: Bloomberg)
Trước ông Trump, Ngoại trưởng Mike Pompeo và một số quan chức chính phủ Mỹ đã khẳng định lập trường này.
"Có lí do để tin rằng chúng tôi biết thủ phạm đứng sau vụ tấn công. Tùy theo thông tin xác minh, Mỹ sẽ chuẩn bị sẵn sàng súng đạn", ông Trump đăng tải trên Twitter hôm 15/9 mà không đề cập cụ thể đến Iran hay biện pháp đáp trả của chính phủ Mỹ.
Tổng thống Mỹ đang chờ đợi Arab Saudi cho biết họ tin ai là kẻ đứng sau vụ tấn công và "dưới điều kiện nào chúng tôi nên tiến hành biện pháp trừng phạt".
Hôm 15/9, nhiều quan chức chính phủ Mỹ cho biết họ có bằng chứng quan trọng rằng Iran đứng sau cuộc tấn công, chứ không phải phiến quân Houthi do Iran hậu thuẫn ở Yemen - đối tượng đứng ra nhận trách nhiệm lần này.
Nội dung dòng tweet của Tổng thống Trump. (Ảnh chụp màn hình)
Vào ngày 14/9, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã khẳng định dứt khoát Iran chính là thủ phạm.
Chính phủ Mỹ cần đưa ra biện pháp phù hợp mà không gây leo thang căng thẳng
Hiện nay, thách thức mà chính quyền Tổng thống Trump phải đối mặt là cân bằng giữa phản ứng cứng rắn về lời khẳng định chắc nịch Iran là phía đứng sau vụ tấn công và lo ngại rằng Mỹ đang tiến thẳng vào một cuộc xung đột có thể vượt khỏi tầm kiểm soát.
Các nhà phân tích cũng cảnh báo, nếu Mỹ không đưa ra động thái gì có thể đồng nghĩa với việc họ đang gửi thông điệp đến Iran hoặc các lực lượng dân quân địa phương ủng hộ Iran (proxy militias) trên khắp khu vực Trung Đông rằng họ có thể tấn công đối thủ mà không bị trừng phạt.
"Không có biện pháp đáp trả nào thuận lợi hết", ông Aaron David Miller, thành viên cao cấp tại Quĩ Carnegie vì Hòa bình Quốc tế, nhận định.
"Câu hỏi đặt ra là, làm thế nào Mỹ có thể vừa không cho phép tiền lệ này tiếp diễn vừa tránh leo thang biện pháp trừng phạt hoặc nói cách khác là ngăn chặn các vụ tấn công trong tương lai mà không cần leo thang căng thẳng. Câu hỏi này hoàn toàn không có đáp án".
Tuy nhiên, theo các chuyên gia hiện cho rằng một phản ứng quân sự mạnh mẽ từ phía Mỹ là khó có thể xảy ra do ông Trump sẽ không muốn dùng vũ lực chống lại Tehran hoặc đe dọa leo thang bạo lực ở Trung Đông trước thêm bầu năm 2020.
Hồi tháng 6, Tổng thống Trump từng cân nhắc tấn công quân sự vào Iran sau khi nước này bắn rơi máy bay không người lái của Mỹ, tuy nhiên ông đã rút lại tuyên bố vào phút chót.
Các nhà phân tích cũng cho biết, các cuộc tấn công vào nhà máy lọc dầu của Arab Saudi không thể ngăn cản ông Trump tìm kiếm một cuộc gặp mặt với Tổng thống Iran Hassan Rouhani nhằm sắp xếp một thỏa thuận hạt nhân mới.
Các quan chức chính phủ Mỹ và Arab Saudi đang thu thập thêm bằng chứng cho thấy Iran đứng sau vụ tấn công, một trong số bằng chứng này hiện đang ở Arab Saudi và sẽ được công bố trong thời gian tới.
Bộ Ngoại giao Iran mô tả khẳng định của Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo là "buộc tội mù quáng và vô ích".
Theo thông tin của chính phủ Mỹ, có 19 điểm tại cơ sở chế biến dầu thô của Saudi Aramco (công ty lọc dầu thuộc sở hữu của nhà nước Arab Saudi) tại Abqaiq và mỏ dầu Khurais bị tấn công.
Tất cả điểm bị tấn công đều nằm ở phía bắc hoặc tây bắc, cho thấy vũ khí được sử dụng đến từ hướng này. Iraq lại nằm về phía bắc của hai nhà máy và mỏ dầu nói trên, trong khi Yemen cách hàng trăm dặm về phía nam.
Mặc dù quan chức chính phủ Arab Saudi chỉ ra một số tiến bộ trong quá trình khôi phục sản xuất, sản lượng của Saudi Aramco đã giảm khoảng 5,7 triệu thùng/ngày sau vụ tấn công.