|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

Tổng Giám đốc Vinasugar II: Đối thủ đáng gờm ngành đường hiện nay là Thái Lan

15:00 | 14/02/2018
Chia sẻ
Bà Bùi Thị Thanh Trà – Tổng Giám đốc Vinasugar II cho biết, năm 2018 dự kiến tiếp tục là năm khó khăn cho ngành đường nói chung và Công ty nói riêng.
tong giam doc vinasugar ii doi thu dang gom nganh duong hien nay la thai lan Ngành đường lo ứng phó với ATIGA
tong giam doc vinasugar ii doi thu dang gom nganh duong hien nay la thai lan Ngành đường lại kêu cứu

Cần cân bằng hóa thuế suất đánh lên đường lỏng và đường mía

Trao đổi bên lề buổi đấu giá bán cổ phần của Tổng Công ty Mía đường II – CTCP (Vinasugar II) do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn nắm giữ hôm 13/2, bà Bùi Thị Thanh Trà – Tổng Giám đốc Vinasugar II cho biết, năm 2018 dự kiến tiếp tục là năm khó khăn cho ngành đường nói chung và Công ty nói riêng.

Để giải quyết những khó khăn hiện nay của ngành đường, theo bà Trà, Nhà nước phải có chính sách hỗ trợ, cho doanh nghiệp sản xuất cũng như người nông dân trong nước đủ sức cạnh tranh với đối thủ đáng gờm hiện nay là Thái Lan.

Đồng thời, cần cân bằng hóa thuế suất đánh lên đường lỏng và đường mía, như thế mới tạo được cơ chế mạnh mẽ để giảm giá thành sản xuất, từ đó giảm giá bán.

Bên cạnh đó là vấn đề cơ giới hóa được cánh đồng mía, hiện nay đây là vấn đề rất nan giải của ngành đường Việt Nam.

Đồng quan điểm với bà Trà, ông Lê Văn Đông – Chủ tịch HĐQT Vinasugar II cũng cho rằng, có rất nhiều khó khăn đến với ngành đường trong năm 2018 đến từ đối thủ trong nước, thời tiết, thuế nhập khẩu… nhưng tất cả sẽ có lối ra.

tong giam doc vinasugar ii doi thu dang gom nganh duong hien nay la thai lan

Doanh nghiệp mía đường dè dặt kế hoạch kinh doanh 2018

Năm 2018, việc tham gia CPTPP cũng như các hiệp định thương mại khác sẽ buộc Việt Nam phải mở cửa ngành mía đường, gỡ bỏ các hạn ngạch nhập khẩu. Ngành mía đường dự báo sẽ gặp nhiều khó khăn do chi phí sản xuất cao hơn đáng kể so với các nước trong khu vực và thế giới.

Đặc biệt trong các nước tham gia CPTPP có Úc – nước xuất khẩu mía đường lớn thứ ba thế giới với chi phí sản xuất thấp hơn nhiều so Việt Nam và các nước trong CTPP.

Bên cạnh đó, Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) có hiệu lực từ năm 2018. Việt Nam buộc phải xoá bỏ hạn ngạch thuế quan nội khối đối với sản phẩm đường, đồng thời, giảm thuế suất nhập khẩu xuống chỉ còn 5%.

Theo đó, nhiều nhà máy sản xuất mía đường trong nước, nhất là các nhà máy có công suất nhỏ, sẽ có nguy cơ "đắp chiếu" do không thể cạnh tranh nổi.

Những khó khăn sắp phải đương đầu cũng khiến nhiều doanh nghiệp mía đường thận trọng đưa ra kế hoạch “khiêm tốn” cho niên vụ mới 2017-2018. Đường Kon Tum (KTS) kế hoạch doanh thu 1.573 tỷ đồng, gấp hơn 5 lần so với niên độ trước; nhưng lợi nhuận sau thuế chỉ 27,6 tỷ đồng, giảm 35%.

Mía đường Sơn La (SLS) đặt kế hoạch lãi niên độ 2017-2018 giảm 46%. Mía đường Thành Thành Công Tây Ninh (SBT) cũng không ngoại lệ khi trong báo cáo thường niên mới nhất, Công ty đặt kế hoạch doanh thu hợp nhất cho mùa vụ mới 9.900 tỷ đồng, giảm 7% so với năm trước.

Minh Anh