Chỉ số sản xuất ngành chế biến, chế tạo tăng 9,7% trong 11 tháng, đóng góp 8,5 điểm % vào mức tăng chung của toàn ngành công nghiệp. Trong đó, Phú Thọ là địa phương duy nhất có chỉ số sản xuất ngành chế biến, chế tạo tăng trên 40%.
Số liệu từ Tổng cục Thống kê cho thấy thu ngân sách Nhà nước 10 tháng năm nay ước tăng 17,3% so với cùng kỳ, chi ngân sách Nhà nước ước tăng 4,1% so với cùng kỳ năm 2023, ngân sách Nhà nước bội thu 254.000 tỷ đồng.
Theo ông Hà Mạnh, Giám đốc điều hành Tổng Công ty Cổ phần May 10, giá điện tăng kéo theo hàng loạt giá dịch vụ và yếu tố đầu vào sản xuất đều tăng nhưng do đơn hàng xuất khẩu vừa phục hồi trở lại nên việc tăng giá thời điểm này là rất nhạy cảm.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tính đến hết tháng 9, ngân sách Nhà nước thặng dư 192.000 tỷ đồng. Trong đó, tổng thu đạt 1,448 triệu tỷ đồng, tổng chi đạt 1,256 triệu tỷ đồng.
Với tổng thu ước đạt 344,8 nghìn tỷ đồng trong 8 tháng, TP HCM hiện là địa phương dẫn đầu cả nước về thu ngân sách Nhà nước, theo sau đó lần lượt là: Hà Nội, Hải Phòng, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương...
Theo bà Đỗ Thị Ngọc, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, những thiệt hại của cơn bão Yagi vẫn chưa phải là kết quả cuối cùng mà vẫn còn đang tiếp tục được thống kê. Hậu quả của cơn bão sẽ có những tác động trực tiếp đến tăng trưởng của một số địa phương phía Bắc như trên trong nửa cuối tháng 9 và trong quý IV.
Trong 7 tháng đầu năm, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 439,88 tỷ USD, tăng 17,1% so với cùng kỳ năm trước. Cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 14,08 tỷ USD, cùng kỳ năm trước xuất siêu 16,5 tỷ USD.
Theo Tổng cục Thống kê, trong 6 tháng đầu năm, khách quốc tế đến Việt Nam đạt hơn 8,8 triệu lượt người, tăng 58,4% so với cùng kỳ năm trước và vượt ngưỡng trước COVID-19.
Theo Tổng cục Thống kê, thu nhập bình quân đầu người của người Hà Nội năm 2010 đạt khoảng 2 triệu đồng/tháng thì đến năm 2022 đạt 6,4 triệu đồng/tháng còn TP HCM năm 2010 đạt 2,7 triệu đồng/tháng đến năm 2022 tăng lên mức 6,3 triệu đồng/tháng.
Tính đến ngày 25/3, tín dụng đã tăng 0,26% trong khi huy động vốn vẫn giảm so với cuối năm 2023. Tín dụng đầu năm 2024 đang tăng trưởng chậm hơn đáng kể so với 2023.
Trong quý III/2023, doanh thu phí bảo hiểm đã giảm 10,4% so với cùng kỳ do ảnh hưởng từ các bê bối trong hoạt động bán bảo hiểm qua ngân hàng, doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ đi xuống nhưng bảo hiểm phi nhân thọ lại có xu hướng tăng.
Tổng cục Thống kê cho biết tăng trưởng tín dụng tính đến ngày 20/9 đạt 5,73%, bằng một nửa so với cùng kỳ năm trước và hơn 1/3 kế hoạch được NHNN đề ra từ đầu năm.
Theo TCTK, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá hiện hành 5 tháng đầu năm so với cùng kỳ năm trước đạt 12,6% nhưng chỉ số giảm phát tăng 3,9% nên tốc độ tăng theo giá so sánh chỉ đạt 8,3%, bằng với mức tăng của năm 2018. Mức này tương đương với bình quân của 5 năm trước dịch (2015-2019) nhưng trên nền tăng thấp của ba năm (2020-2022) chịu ảnh hưởng của dịch COVID-19.
Liên quan đến việc nghi ngờ về tính chính xác của con số thống kê, theo chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long nếu muốn phản biện lại con số này thì cần có cơ quan độc lập tính toán, vào cuộc chứ không thể chỉ nêu vấn đề "khơi khơi".
Nhà phân tích của Stockmap dự báo thị trường chứng khoán nhiều khả năng sẽ bật lên tại vùng 1.250 điểm. Một số cổ phiếu đáng chú ý kể đến HVN, VOS, BAF, HAG…