Tổn thất sau thu hoạch hải sản khoảng 15 - 25%
EU sẽ đánh giá nỗ lực phòng chống IUU của Việt Nam trong tháng 5 | |
62 doanh nghiệp hải sản cam kết chống khai thác IUU |
Nhiều tàu cá của ngư dân trúng đậm cá nục cập cảng Cửa Sót trong vụ cá bắc năm 2017 - 2018. ẢNH: PHẠM ĐỨC |
Theo Tổng cục Thủy sản, hiện nay, công tác xử lý cá trước khi bảo quản và bảo quản cá trên tàu còn nhiều hạn chế, ảnh hưởng chất lượng sản phẩm. Tổn thất sau thu hoạch của các ngành nghề khai thác hải sản trung bình khoảng 15 - 25%. Việc chế biến hàng thủy sản nội địa còn nhiều vấn đề như: công nghệ và thiết bị thô sơ, lạc hậu, chưa có nhiều cải tiến; chất lượng sản phẩm thiếu kiểm soát...
Tại hội nghị, nhiều giải pháp đã được đưa ra như: đẩy mạnh công tác ứng dụng khoa học công nghệ vào khai thác, chế biến, bảo quản hải sản trên tàu; đầu tư cho cảng cá, dịch vụ tại cảng cá; đào tạo nguồn nhân lực phục vụ ngành thủy sản; điều tra, dự báo ngư trường, đối tượng khai thác có giá trị kinh tế cao; xúc tiến đầu tư, quảng bá, mở rộng thị trường...
* Ngày 5.4, ông Nguyễn Công Hoàng, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Hà Tĩnh (Sở NN-PTNT tỉnh Hà Tĩnh), cho biết vụ cá bắc năm 2017 - 2018 (từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau) tổng sản lượng khai thác toàn tỉnh đạt 14.154 tấn, tăng 18,93% so với cùng kỳ năm trước, ước giá trị đạt 540 tỉ đồng. Các tàu cá công suất
90 CV trở lên có nhiều chuyến ra khơi trúng đậm các loại thủy hải sản có giá trị kinh tế cao như cá thu, cá nục, cá cam, cá hồng, cá ngừ... Các thuyền dưới 20 CV khai thác gần bờ cũng trúng đậm cá trích, cá cơm, ruốc, ghẹ, mực..., có chuyến 1 tàu cá trúng 100 - 200 triệu đồng.