|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Tổn thất lớn nhất của người bán khi sợ gọi điện thoại cho khách hàng tiềm năng

13:20 | 26/01/2020
Chia sẻ
Khả năng xấu nhất khi người bán gọi điện thoại tới khách hàng tiềm năng là gì? Đó có thể là lời từ chối như "Đừng làm phiền tôi" hay "Tôi không có hứng thú với sản phẩm đó".

John Rampton, người sáng lập và điều hành công cụ cải tiến năng suất lao động Calender, chia sẻ quan điểm về thuyết phục khách hàng qua điện thoại với Entrepreneur.

Viễn cảnh xấu nhất

Người bán không thể biết người nghe sẽ đón nhận cuộc gọi của họ thế nào, liệu người ở đầu dây bên kia có từ chối nói chuyện với người bán hay không có hứng thú, rất khó để không coi đó là chuyện cá nhân. 

Đôi khi người bán còn không nhận ra họ sợ, nhưng bằng cách nào đó rất bí ẩn, một số điện thoại sẽ nằm trên bàn của người bán từ ngày này sang ngày khác còn người bán thì nhất định không chịu nhấc điện thoại. 

Có lẽ người bán đang tính đến cách gửi một lá thư hoặc email mà không có một cuộc gọi kèm theo, mà chắc chắn cách này sẽ kém hiệu quả hơn nhiều.

Người bán nên tự hỏi: "Điều tồi tệ nhất có thể xảy ra là gì nếu họ gọi?". Đó là người bán nhận câu trả lời: "Đừng làm phiền tôi" hay "Tôi không có hứng thú với sản phẩm đó"? Hay tệ hơn là người đó có hứng thú còn người bán đột nhiên líu lưỡi và để tuột mất cơ hội? 

Tuy nhiên, chắc người bán cũng hiểu rằng nếu không gọi điện thì cũng có nghĩa là người bán đã mất cơ hội rồi. Vậy một cú điện thoại có mất gì đâu?

Cơ hội người bán bỏ lỡ khi sợ hãi

"Có lẽ nỗi sợ hãi thường gặp nhất là người nghe từ chối", đó là lời nhận xét của Alan Weiss, tác giả của 25 cuốn sách, bao gồm cuốn sách bán chạy nhất Million Dollar Consulting (tạm dịch: Tư vấn triệu đô). 

"Đơn giản là chúng ta không muốn bị ghét bỏ, không được chấp nhận hay không hấp dẫn. Tôi đã chứng kiến những người có thư giới thiệu và bằng cấp xuất sắc nhưng lại đầu hàng trước những người ít kiến thức và học vấn hơn bởi họ không muốn cảm thấy bị bất mãn, Alan nói.

Trong các cuộc thỏa thuận thông thường, dù là liên quan đến lương thưởng, công việc hay cơ hội, nhiều người không dám khẳng định vị trí của họ vì sợ bị từ chối hoặc bị coi là ương ngạnh. 

Kết quả không tránh khỏi của sự thỏa hiệp ấy là về sau họ thành ra tức giận với chính bản thân họ vì đã bỏ lỡ cơ hội, và bắt đầu chuỗi ngày tự dằn vặt 'Đáng lẽ họ phải nói điều đó" và 'Sao lúc ấy họ không đề xuất mức lương cao hơn?". Theo Alan, họ không chỉ từ bỏ cuộc thỏa thuận mà còn luôn tự trách móc bản thân vì đã làm vậy.

"Chúng ta sợ hãi vì bản ngã của họ. Ý thức cá nhân được xây đắp cẩn thận của chúng ta có thể sẽ bị xúc phạm nếu chúng ta không thu hút được người khác, không được người đồng trang lứa chấp nhận và không phù hợp với nhu cầu của tất cả mọi người. 

Trớ trêu thay khi quá sợ hãi bị người khác xa lánh, chúng ta thành ra xa lánh chính bản thân họ. Chúng ta hy sinh tiềm lực của họ để giúp đỡ người khác bằng cách giới hạn sự phát triển và mục tiêu của chính họ. 

"Con trai tôi thường nói với tôi rằng nó không sợ bóng tối mà sợ những thứ có thể tồn tại trong bóng tối ấy. Đơn giản thôi. Chỉ cần mua một chiếc đèn pin và soi nó vào lời từ chối tồi tệ nhất mà người bán chờ đợi. Người bán sẽ thấy rằng chẳng có gì đáng lo ngoài bản ngã của họ, rồi người bán sẽ không còn sợ hãi nữa", Alan nhấn mạnh.

Cửu Dương