|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Tổ chức trong nước tranh thủ xả nghìn tỷ khi VN-Index lên 1.500 điểm, tâm điểm 'bank, chứng, thép'

15:39 | 29/11/2021
Chia sẻ
Trong tuần 22 - 26/11, tổ chức trong nước bán ròng 4/5 phiên với tổng giá trị 1.538 tỷ đồng. Tính riêng khớp lệnh họ bán ròng 1.264 tỷ đồng với tâm điểm rút vốn là nhóm 'bank, chứng, thép'.

VN-Index ghi nhận tuần tăng điểm tích cực, mặc dù chưa thể vượt mốc 1.500 điểm, chủ yếu vẫn nhờ động lực tăng của nhóm cổ phiếu ngành ngân hàng như VCB, BID, CTG,… Sau khi ghi nhận mức giảm nhẹ trong ngày thứ Hai (22/11), chỉ số dễ dàng vượt qua mốc 1.460 điểm trong ngày thứ Ba (23/11) đầu và tiếp tục bứt phá trong các phiên tiếp theo.

Đặc biệt, VN-Index đã thiết lập mức đỉnh lịch sử mới qua mốc 1.500 điểm khi kết thúc phiên ngày thứ Năm (25/11). Phiên thứ Sáu cuối tuần dù chứng kiến diễn biến điều chỉnh giảm nhẹ của chỉ số chung sau khi vượt qua mốc 1.500 nhưng VN-Index vẫn giữ vững mốc 1.490 điểm và kết thúc tuần này tăng mạnh so với tuần trước.

Thanh khoản không biến động quá nhiều so với tuần giao dịch trước đó và tiếp tục duy trì ở mức cao. Đóng cửa tuần, VN Index có thêm 40,68 điểm (2,8) lên 1.493,03 điểm, trong khi HNX-Index dừng tại mức 458,63 (1,03%).

Trong tuần vừa qua, tổ chức trong nước bán ròng 4/5 phiên với tổng giá trị 1.538 tỷ đồng, tính riêng khớp lệnh họ bán ròng 1.264 tỷ đồng.

 - Ảnh 1.

Giao dịch qua kênh khớp lệnh theo nhóm nhà đầu tư. (Nguồn: Thu Thảo tổng hợp).

Tập trung xả nhóm "bank, chứng, thép"

Thống kê giao dịch theo ngành, tổ chức trong nước bán ròng 13/18 nhóm cổ phiếu, trong đó áp lực xả mạnh tiếp tục ghi nhận ở các nhóm ngành mang tính dẫn dắt như tài nguyên cơ bản, ngân hàng, hóa chất, dịch vụ tài chính,..

Theo quan sát, cổ phiếu của các doanh nghiệp thép dẫn đầu chiều bán khi ghi nhận lực bán ròng với giá trị 297 tỷ đồng. Giao dịch đồng thuận với tổ chức nội, NĐT nước ngoài cũng xả ròng gần 624 tỷ đồng cổ phiếu thép trong khi cá nhân trong nước và tự doanh gom mua.

Quy mô rút vốn tại nhóm hóa chất đã thu hẹp đáng kể trong tuần vừa qua. Từ việc bị xả mạnh nhất hơn 652 tỷ đồng tuần trước đó, dòng tiền rút ròng khỏi cổ phiếu của các doanh nghiệp hóa chất chưa đến 211 tỷ đồng trong tuần qua.

Tương tự, nhóm chứng khoán cũng bị NĐT tổ chức trong nước bán ròng gần 178 tỷ đồng. Hoạt động rút ròng còn diễn ra ở nhóm thực phẩm & đồ uống (106 tỷ đồng), xây dựng & vật liệu (94 tỷ đồng), hàng & dịch vụ công nghiệp (91 tỷ đồng).

 - Ảnh 2.

Giao dịch khớp lệnh của tổ chức nội theo nhóm ngành. (Nguồn: Thu Thảo tổng hợp).

Chiều ngược lại, hoạt động giải ngân của tổ chức trong nước khá dè chừng khi không nhóm nào được mua ròng trên trăm tỷ đồng. Cổ phiếu ngành bán lẻ được gom mua nhiều nhất với giá trị vào ròng đạt 57,9 tỷ đồng, theo sau là du lịch & giải trí (23,3 tỷ đồng), điện, nước & xăng dầu khí đốt (19,2 tỷ đồng)...

Tâm điểm bán ròng LPB, HPG và DGC

Giao dịch cụ thể theo từng mã, cổ phiếu FLC của Tập đoàn FLC dẫn đầu Top10 cổ phiếu được mua ròng với giá trị 107 tỷ đồng. Đây cũng là mã duy nhất được mua ròng trên trăm tỷ đồng trong tuần vừa qua. Tuần qua, cổ phiếu FLC trải qua nhịp điều chỉnh từ vùng đỉnh ngắn hạn, đóng cửa phiên thứ Sáu cuối tuần tại 15.150 đồng/cp.

Top5 mã được thu hút dòng tiền của NĐT tổ chức trong nước có tới 3 đại diện đến từ nhóm ngân hàng. Cụ thể khối này gom ròng VPB, BID và TCB với giá trị lần lượt là 89,5 tỷ, 53,9 tỷ và 45,9 tỷ đồng. Tuần qua thị trường ghi nhận sự trỗi dậy của nhóm cổ phiếu ngân hàng với những thông tin lạc quan về khả năng nâng room tín dụng, bơm thêm tiền cho nền kinh tế.

Ngoài ra, tổ chức nội còn mua ròng cổ phiếu MWG của Thế Giới Di Động với giá trị 48,4 tỷ đồng. Mới đây, Thế giới Di động vừa công bố kết quả kinh doanh tháng 10 với doanh thu đạt 12.186 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 568 tỷ đồng, tăng lần lượt là 39% và 86% so với cùng kỳ. Đây là tháng có doanh thu cao thứ hai và lợi nhuận kỷ lục trong lịch sử hoạt động của MWG.

Tổ chức trong nước - Ảnh 3.

Top5 cổ phiếu NĐT tổ chức trong nước mua/bán ròng khớp lệnh trong tuần 22 - 26/11. (Nguồn: Thu Thảo tổng hợp).

Tại chiều bán ra, cổ phiếu LPB của LienVietPostBank chịu áp lực xả lớn nhất từ các tổ chức nội tuần vừa qua. Cụ thể, mã này bị bán ròng 293,1 tỷ đồng bất chấp những tín hiệu khởi sắc trên thị trường. Giá cổ phiếu có nhịp tăng nhẹ 5,3% lên 23.900 đồng/cp sau tuần điều chỉnh trước đó.

Kế đến, cổ phiếu HPG của Tập đoàn Hòa Phát cũng bị NĐT tổ chức trong nước rút ròng 243 tỷ đồng, trong khi NĐT cá nhân cùng khối ngoại tích cực gom mua. Hoạt động rút vốn còn được ghi nhận ở mã DGC với giá trị 229,7 tỷ đồng. Cùng chiều, hai mã bị rút ròng dưới trăm tỷ đồng gồm SSI (99,5 tỷ đồng) và CII (87 tỷ đồng).


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Thu Thảo

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.