|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Tổ chức trong nước đảo chiều bán ròng 955 tỷ đồng trong tháng 2, tập trung HPG, ACB

20:27 | 03/03/2023
Chia sẻ
Trong tháng vừa qua, bên cạnh động thái chuyển hướng bán ròng của khối ngoại, tổ chức trong nước cũng rút ròng 955 tỷ đồng, tính riêng giao dịch khớp lệnh họ bán ròng 810 tỷ đồng..

Trong tháng vừa qua, bên cạnh động thái chuyển hướng bán ròng của khối ngoại, tổ chức trong nước cũng rút ròng 955 tỷ đồng, tính riêng giao dịch khớp lệnh họ bán ròng 810 tỷ đồng..

Trong tháng 2, việc công bố kết quả kinh doanh quý IV/2022 đáng thất vọng đã góp phần đẩy định giá thị trường lên cao và gián tiếp làm thị trường chịu áp lực điều chỉnh.

Đóng cửa phiên giao dịch cuối tháng 2, VN-Index giảm 8,5 điểm, tương đương 7,78% để kết thúc ở mức 1.024,68 điểm. Thanh khoản trung bình mỗi phiên đạt 10.122 tỷ đồng, giảm 5% so với tháng trước và giảm 10,9% so với thanh khoản trung bình 5 tháng gần đây.

Trong tháng 2, nhóm bất động sản, du lịch và giải trí, chứng khoán giảm mạnh nhất với mức giảm lần lượt là 13,37%, 13,1% và 12,19%.

Tuy nhiên, tính trong vòng một năm, toàn bộ các ngành đều giảm điểm trong đó chứng khoán giảm mạnh nhất với 53,42%, theo sau là bất động sản (-48,45% ) và thép (-47,06%).

Trong tháng vừa qua, bên cạnh động thái chuyển hướng bán ròng của khối ngoại, tổ chức trong nước cũng rút ròng 955 tỷ đồng, tính riêng giao dịch khớp lệnh họ bán ròng 810 tỷ đồng..

Tổ chức nội chưa ngừng mua ròng nhóm ngân hàng, song xả mạnh nhất cổ phiếu thép

Theo thống kê từ Fiintrade, nếu tính riêng giao dịch khớp lệnh nghiêng nhẹ về bên bán với 10/18 nhóm ngành bị rút ròng.

Trong đó cổ phiếu ngân hàng vẫn là tâm điểm thu hút dòng tiền của các tổ chức nội với quy mô gần 274 tỷ đồng. Tuy nhiên, quy mô vào ròng chỉ bằng 1/5 giá trị của tháng trước đó.

Lực cầu từ tổ chức trong nước cũng lan tỏa sang nhóm dầu khí, bán lẻ với giá trị mua ròng lần lượt là 98 tỷ đồng và 77 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, hoạt động giải ngân của tổ chức nội cũng được chứng kiến ở nhóm công nghệ thông tin, bảo hiểm, y tế, ô tô & phụ tùng, truyền thông với giá trị thấp hơn.

Ở chiều ngược lại, NĐT tổ chức trong nước bán ròng mạnh nhất cổ phiếu nhóm tài nguyên cơ bản với 373 tỷ đồng dù tháng trước vẫn được mua ròng 82 tỷ đồng.

Trong tháng 2, ngành địa ốc trở thanh tâm điểm bán ròng của các tổ chức nội trong bối cảnh ngành này giảm sâu nhất thị trường với giá trị giao dịch tăng mạnh từ 16,94% lên 19,63%.

Theo báo cáo của Mirae Asset, nguyên nhân của diễn biến kém sắc này có do cuộc họp giữa Chính phủ, các ngân hàng và các nhà phát triển lớn (về các biện pháp và chính sách hỗ trợ bổ sung) đã không đưa ra một lộ trình rõ ràng để các công ty bất động sản khơi thông dòng tiền kinh doanh và cũng như giúp ổn định tâm lý nhà đầu tư trên thị trường tài chính.

Cùng chiều, cổ phiếu hóa chất, dịch vụ tài chính cũng bị bán ròng với giá trị lần lượt là 283 tỷ đồng và 215 tỷ đồng.

Nguồn: Linh Chi tổng hợp.

Cổ phiếu nào được mua/bán ròng nhiều nhất?

Giao dịch tại chiều mua của tổ chức trong nước tuần vừa qua nổi bật nhất là hoạt động giải ngân vào cổ phiếu STB. Mã này dẫn đầu với giá trị mua ròng lớn nhất với 370,6 tỷ đồng. Đây cũng là mã duy nhất được các tổ chức trong nước rót ròng trên 300 tỷ đồng.

Danh mục rót vốn còn có sự góp mặt của các cổ phiếu ngành ngân hàng khác như CTG (215,8 tỷ đồng), VCB (147 tỷ đồng), BID (98,2 tỷ đồng).

Đứng vị trí thứ 5 trong top mua ròng là cổ phiếu MWG với 85,6 tỷ đồng. Trong tháng 2 mã này có nhịp giảm 14% về 40.000 đồng/cp. Với việc cổ phiếu chưa bứt phá khỏi vùng giá 50.000 đồng/cp (thanh khoản khá cao trong vòng 3 tháng gần đây), đây sẽ là ngưỡng kháng cự ngắn hạn của MWG trong thời gian tới.

Về tình hình kinh doanh, kết thúc năm 2022 MWG chỉ hoàn thành 95% kế hoạch doanh thu và 65% kế hoạch lợi nhuận sau thuế. Kết quả kinh doanh của Thế Giới Di Động sụt giảm năm 2022 xuất phát từ nguyên nhân chính là sức cầu yếu trong khi tồn kho cao dẫn tới tăng tần suất các chương trình khuyến mại.

Do đó, đây vẫn sẽ là thách thức của MWG trong năm 2023 khi ảnh hưởng của chính sách thắt chặt nền kinh tế thế giới sẽ có độ trễ tới Việt Nam.

Nguồn: Linh Chi tổng hợp. 

Trong khi đó, cổ phiếu HPG của Tập đoàn Hòa Phát bị bán ròng nhiều nhất với giá trị 165,4 tỷ đồng. Đây cũng là mã nằm trong top bán ròng của các cá nhân trong nước trong tháng 2.

Về tình hình hoạt động, mới đây Hòa Phát công bố kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2023 với doanh thu hợp nhất 150.000 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế toàn tập đoàn 8.000 tỷ đồng, tương ứng với tỷ lệ biên lãi thuần 5,33%. Nội dung dự kiến này sẽ trình đại hội cổ đông thường niên tổ chức vào ngày 30/3 tới đây.

Dù mua ròng nhiều mã ngân hàng, hai đại diện đến từ ngành này là ACB và MSB cũng bị bán ròng lần lượt 157 tỷ đồng và 140,7 tỷ đồng.

Hai cái tên cuối cùng trong danh mục rút vốn của tổ chức trong nước là DPM (142,3 tỷ đồng) và PNJ (88,9 tỷ đồng).

Linh Chi