|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Tính bền vững sẽ là triết lí kinh doanh mới của các nhà đầu tư

08:12 | 29/06/2020
Chia sẻ
Sau đại dịch COVID-19, nhiều nhà đầu tư có thể suy nghĩ lại về cách tiếp cận các quyết định đầu tư và phân bổ vốn của họ, thậm chí coi tính bền vững là trung tâm trong triết lí đầu tư.

Nhà kinh tế học từng đoạt giải Nobel, Jan Tinbergen, từng nói: "Sự phân phối đồng đều và công bằng tạo ra lợi nhuận, chứ không phải theo hướng ngược lại".

Vài năm trước, rất ít người ủng hộ quan điểm ấy. Nhưng khi ngày càng có nhiều người tiêu dùng sử dụng cách thức và hành vi mua sắm mới sau đại dịch COVID-19 thì càng ngày có nhiều người quan tâm tới nó.

Sau coronavirus: Đầu tư tập trung vào tính bền vững như bình thường mới? - Ảnh 1.

Các nguồn năng lượng có thể tái tạo, phát triển bền vững. Ảnh: Getty

Theo một phân tích mới đây của Morningstar, công ty dịch vụ tài chính toàn cầu có trụ sở tại Chicago, trong khi gần như giá của tất cả tài sản giảm trong giai đoạn đầu của đại dịch COVID-19 thì các khoản đầu tư ESG (Môi trường, Xã hội và Quản trị) lại tốt hơn nhiều.

Đan Mạch hiện là thị trường chứng khoán hoạt động tốt nhất trên thế giới trong năm nay, đạt mức tăng 9,8% tính theo đồng đô la Mỹ, theo dữ liệu của Bloomberg. Điều này đi ngược lại với bối cảnh chỉ có ba thị trường chứng khoán trên thế giới tăng trưởng dương trong năm nay.

Theo Forbes, từ nhiều năm nay, Đan Mạch đã đặt tính bền vững và ESG vào diện ưu tiên trong chương trình nghị sự của đất nước.

Các công ty Đan Mạch là những công ty đứng đầu thế giới trong việc xây dựng các hoạt động kinh doanh thân thiện với môi trường, đứng đầu bảng xếp hạng các công ty bền vững nhất thế giới năm 2020 do Corporate Knight, một công ty chuyên cung cấp các sản phẩm truyền thông có trụ sở tại Canada, biên soạn.

Không dừng lại ở đó, PFA - quỹ hưu trí lớn nhất của Đan Mạch với tổng trị giá tài sản đạt 560 tỉ DKK (tương đương với 82 tỉ USD), gần đây cho biết sẽ tung ra một sản phẩm hưu trí cho phép người tham gia đầu tư tiền tiết kiệm hưu trí của mình vào các khoản đầu tư tập trung vào khí hậu, sẽ đạt được mục tiêu trung hòa carbon muộn nhất là trong 5 năm.

Quỹ hưu trí của Đan Mạch MP Pension cho biết họ đã rút 24 cổ phần của công ty dầu mỏ khỏi danh mục đầu tư của mình và cũng tuyên bố rằng cổ phiếu và trái phiếu do các công ty than và cát dầu sẽ bị loại trừ trong tương lai.

Quỹ nói rằng họ đã tham gia sáng kiến "Race to Zero", tạo lập từ một nhóm các nhà đầu tư và công ty quốc tế hướng tới mục tiêu trung hòa carbon trên toàn cầu vào năm 2050. Nhóm kí kết với Net-Zero Asset Owner Alliance (tạm dịch: Liên minh sở hữu tài sản không phát thải khí) do Liên Hợp Quốc khởi xướng để hỗ trợ cho sáng kiến này.

Đầu tư tập trung vào tính bền vững  - Ảnh 2.

Trung tâm quảng trường tại Copenhagen, Đan Mạch. Ảnh: Getty

Trước đây, nhiều nhà đầu tư nghĩ rằng tập trung vào tính bền vững sẽ thu hẹp phạm vi đầu tư và lợi nhuận giảm. Tuy nhiên, hiện có ngày càng nhiều nhà đầu tư tin rằng các công ty có sự kết hợp giữa mô hình tài chính bền vững, thực tiễn kinh doanh bền vững và mô hình kinh doanh bền vững thực sự có thể tạo ra lợi nhuận thặng dư cho các cổ đông.

Sau đại dịch COVID-19, nhiều người có thể suy nghĩ lại về cách tiếp cận các quyết định đầu tư và phân bổ vốn và thậm chí coi tính bền vững là trung tâm trong triết lí đầu tư của họ.

Đan Mạch đã xây dựng một xã hội bền vững hơn, tính xã hội vững chắc hơn và chỉ ra rằng việc đưa triết lí này vào thực tiễn sẽ tạo ra một môi trường kinh doanh sôi động và vững chắc hơn, cùng với đó, Đan Mạch trở thành một trong những thị trường chứng khoán hoạt động tốt nhất trên thế giới.

Robert Strand, Giám đốc cấp cao thuộc Đại học California Berkeley, cho rằng: "Đan Mạch đã thực hiện một cấu trúc quản trị doanh nghiệp độc đáo với nền tảng công nghiệp mà tôi tin rằng thế giới sẽ chú ý nhiều hơn về điều này.

Các công ty hàng đầu của Đan Mạch như Carlsberg và Novo Nordisk là các tập đoàn đại chúng mà phần lớn quyền biểu quyết được nắm giữ vĩnh viễn bởi một tổ chức công nghiệp. Điều này cho phép ban lãnh đạo công ty chấp nhận quan điểm coi trọng cách nhìn của các bên liên quan. Do vậy, hoạt động của các công ty này bền vững và mạnh mẽ hơn.

Nhà quản lí quỹ, nhà ủng hộ bảo vệ môi trường, từ thiện viên tỉ phú người Mỹ Paul Tudor Jones đã tuyên bố rằng các công ty không thể tồn tại chỉ với mục đích là tối đa hóa lợi nhuận.

"Nếu bạn chỉ nhìn và nói rằng điều duy nhất mà một công ty lo lắng là thu về lợi nhuận, thì công ty đó sẽ không chú ý đến việc trả cổ phần, bình đẳng giới, và chủng tộc. Không quan tâm đến một loạt các yếu tố xã hội mà sau này là cơ sở và nền tảng của một xã hội mạnh mẽ, sôi động", theo ông Jones.

Mark Mobius, nhà đầu tư kì cựu với biệt danh "cha đẻ của các thị trường mới nổi", ngày càng tập trung vào việc kết hợp các quyết định phân bổ vốn với tính bền vững.

Trong cuốn sách "Invest for Good - A Healthier World and a Wealthier You" (tạm dịch: Giải pháp đầu tư - Một thế giới lành mạnh hơn và bạn giàu có hơn), Mobius bày tỏ rằng các nhà đầu tư đang tập trung vào các phương pháp phân bổ vốn để đạt các mục tiêu xã hội, môi trường và tài chính.

Họ cũng muốn đầu tư không chỉ tạo điều kiện cho tăng trưởng kinh tế ở các nước trên thế giới, mà còn hỗ trợ cho sự phát triển con người - từ môi trường trong sạch hơn đến các sản phẩm an toàn hơn và cách thức làm việc tốt hơn.

Giới nghiên cứu cũng tìm ra nhiều bằng chứng cho thấy các doanh nghiệp tuân thủ các tiêu chuẩn ESG có kết quả kinh doanh vượt trội hơn so với các công ty không thực hiện giải pháp này.

Mobius nói thêm rằng ngày càng có nhiều nghiên cứu cho thấy các công ty có ban giám đốc độc lập và đa dạng và nhiều nữ lãnh đạo sẽ hoạt động vượt trội hơn so với các công ty khác.

Đại dịch COVID-19 đã nhắc nhở nhiều người trong chúng ta về triết lí phụ thuộc lẫn nhau. Mọi thứ chúng ta làm đều có tác động đến người khác và môi trường. Trong một nền kinh tế toàn cầu, các quyết định và hoạt động của chúng ta đều có sự kết nối.

Trong tương lai, khả năng cao là thị trường và nhà đầu tư sẽ tập trung nhiều hơn vào chi phí xã hội, chi phí môi trường, chi phí nhân lực của hoạt động kinh tế.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Tường Vy

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.