|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Nhà đất

Tin tức Bất động sản 7/11: Siết nợ tòa nhà 18 tầng, dân lo bị đẩy ra đường, Địa ốc Alibaba rao bán 18 dự án ảo

19:00 | 07/11/2018
Chia sẻ
Tin tức bất động sản ngày 7/11 có thông tin đáng chú ý như Quy hoạch Thủ Thiêm: 'Không phải chỉ có khu 4,3 ha nằm ngoài ranh mà còn 4 khu phố khác'; Siết nợ tòa nhà 18 tầng, dân lo bị đẩy ra đường hay như tin Địa ốc Alibaba rao bán 18 dự án ảo.
tin tuc bat dong san 711 siet no toa nha 18 tang dan lo bi day ra duong dia oc alibaba rao ban 18 du an ao Tin tức Bất động sản 1/11: 10 năm ôm 'hàng nóng' kẻ bỏ chạy thoát lỗ, người mua gom chờ thời
tin tuc bat dong san 711 siet no toa nha 18 tang dan lo bi day ra duong dia oc alibaba rao ban 18 du an ao Tin tức Bất động sản 31/10: Cuộc chạy đua 'ôm hàng' của nhà đầu tư thứ cấp, chưa lên quận, hàng loạt 'siêu' đô thị ở Hoài Đức đua nhau điều chỉnh...

1. Siết nợ tòa nhà 18 tầng, dân lo bị đẩy ra đường

Đại diện ban quản lý chung cư Trung Đông Plaza cho biết thêm, toàn bộ số tiền phí mà ban quản lý thu từ cư dân hiện nay khoảng 100 triệu đồng, trong khi hằng tháng phải chi ra sửa chữa không biết bao nhiêu thứ, dẫn tới lỗ hơn 20 triệu đồng/tháng.

“Từ ngày bàn giao tới nay, CĐT đem con bỏ chợ. Họ không hề quan tâm giải quyết bất cứ vấn đề gì liên quan đến dự án. Ngay cả số tiền phí bảo trì của tòa nhà 2 tỉ đồng cũng bị CĐT chiếm dụng suốt năm năm qua mà không hề bàn giao. Do đó, mọi chi phí để sửa chữa hệ thống vận hành cho tòa nhà đều phải trích một phần từ phí quản lý và “xin” cư dân đóng góp. Cư dân ở đây vốn đã rất mệt mỏi, từ hôm qua tới giờ khi biết tin tới đây người ta sẽ siết nợ tòa nhà này khiến cư dân càng hoang mang hơn” - đại diện ban quản lý chung cư Trung Đông Plaza bức xúc.

Chị Lê Thị Lam Thùy, cư dân chung cư này, cho biết thêm: Lúc ký hợp đồng mua bán, CĐT cam kết nếu bàn giao trễ hạn sẽ bồi thường toàn bộ chi phí phát sinh cho khách hàng. Thế nhưng đến khi dự án bàn giao chậm một năm, người dân chung cư phải sống cảnh thuê nhà cộng thêm biết bao chi phí phát sinh nhưng CĐT bội tín.

2. Quy hoạch Thủ Thiêm: 'Không phải chỉ có khu 4,3 ha nằm ngoài ranh mà còn 4 khu phố khác'

Tại cuộc gặp giữa UBND TP HCM với gần 40 hộ dân Thủ Thiêm ở hai phường Bình An và Bình Khánh (quận 2) do Chủ tịch TP HCM Nguyễn Thành Phong cùng ông Nguyễn Hồng Điệp (Trưởng ban tiếp dân - Thanh tra Chính phủ) chủ trì để trao đổi về chính sách hỗ trợ bổ sung, Chủ tịch UBND quận 2 Nguyễn Phước Hưng đã đưa ra 10 trường hợp nhà đất (trong tổng số 2.000 hộ) sẽ được thành phố hỗ trợ bổ sung.

Sau khi Chủ tịch quận 2 công bố các trường hợp và các hướng giải quyết, ông Nguyễn Văn Khương (ngụ phường Bình Trưng Đông) đặt câu hỏi với Chánh văn phòng UBND thành phố Võ Văn Hoan về nội dung ông này đã nói tại cuộc họp báo mới đây rằng "đã xác định được ranh khu 4,3 ha".

3. Địa ốc Alibaba rao bán 18 dự án ảo

Theo UBND H.Long Thành (tỉnh Đồng Nai), đến nay Công ty cổ phần địa ốc Alibaba và chi nhánh của Công ty cổ phần địa ốc Alibaba tổ chức quảng cáo, mua bán đất trên địa bàn H.Long Thành ở 18 vị trí nằm tại các xã Long Phước, Phước Bình, Phước Thái, An Phước. Các dự án Công ty cổ phần địa ốc Alibaba rao bán đều là đất do nhiều cá nhân đứng tên trên sổ đỏ, chưa được cơ quan có thẩm quyền nào chấp thuận chủ trương đầu tư dự án và chưa được cấp phép thành lập khu dân cư. Có một số vị trí Công ty cổ phần địa ốc Alibaba tự ý vẽ bản đồ vị trí phân lô chồng lên các thửa đất của hộ dân kế cận với quy mô diện tích lớn và rao bán.

tin tuc bat dong san 711 siet no toa nha 18 tang dan lo bi day ra duong dia oc alibaba rao ban 18 du an ao
Một khu đất trồng cây cao su được Công ty cổ phần địa ốc Alibaba xẻ nền phân lô huy động vốn trái phép.

Điển hình như tại Phước Bình, Công ty cổ phần địa ốc Alibaba tự vẽ bản đồ phân lô, làm đường kết nối giao thông và rao bán dưới tên gọi dự án Alibaba Central Park II, với quy mô 5,5 ha, dự kiến 344 lô. Công ty này quảng cáo, rao bán đất nền thực hiện phân phối đất nền theo hợp đồng hợp tác với Công ty cổ phần địa ốc Tia Chớp (địa chỉ số 52, QL51, ấp Tập Phước, xã Long Phước, H.Long Thành do bà Trương Thị Hồng Ngọc làm giám đốc). Tuy nhiên, khu đất này do bà Trương Thị Hồng Ngọc ở tỉnh Bình Dương đứng tên trên sổ đỏ, được quy hoạch một phần là đất giao thông, đất ở nông thôn kết hợp trồng cây lâu năm. Hiện tại khu đất chưa được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư dự án và chưa được cấp phép thành lập khu dân cư.

4. Nóng chuyện thu hồi đất ở Quy Nhơn

Các cử tri P.Lê Hồng Phong bày tỏ nhiều ý kiến bức xúc về việc UBND TP.Quy Nhơn thực hiện giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án đường Hoàng Văn Thụ nối dài.

Theo người dân, hiện UBND TP.Quy Nhơn không công khai bản đồ quy hoạch lộ giới dự án đường Hoàng Văn Thụ nối dài theo tỷ lệ 1/500, không tiến hành cắm mốc dự án, giá đất bồi thường GPMB quá thấp nên nhiều người nhận tiền bồi thường xong không đủ để nộp tiền đất tái định cư…

Ông Lê Đức Thuận (ở tổ 39, KV.6) cho rằng người dân không đồng tình với việc UBND tỉnh Bình Định có văn bản đồng ý bổ sung thu hồi đất thêm 20 m về phía núi Bà Hỏa (đoạn từ hẻm 50 Nguyễn Thái Học đến giáp đường Nguyễn Tất Thành) khi GPMB dự án đường Hoàng Văn Thụ để giao cho doanh nghiệp làm dịch vụ (thu hồi thêm 6 ha đất của dân).

“Chính quyền thấy sai thì sửa đi, đừng để thành điểm nóng. Nếu không giải quyết việc này một cách bài bản thì nó giống như vụ Thủ Thiêm ở TP.HCM”, ông Thuận nói.

5. Hà Nội muốn có 'đặc thù' để cải tạo chung cư cũ

TP đã đề nghị Bộ Xây dựng phối hợp tháo gỡ 18 vướng mắc cụ thể, trong đó đáng chú ý là cơ chế “đặc thù” để cải tạo chung cư cũ.

Hà Nội cho rằng với các khu chung cư cũ nằm trong khu vực nội đô lịch sử hạn chế phát triển (4 quận nội thành cũ) phải tuân thủ các quy định quản lý của Quy hoạch chung xây dựng thủ đô; Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc công trình cao tầng trong khu vực nội đô lịch sử (hạn chế xây dựng cao tầng, không tăng dân số); do đó rất khó kêu gọi các nhà đầu tư, chưa tạo cho TP chủ động trong việc xem xét điều chỉnh đối với từng dự án, khó thực hiện, dẫn đến thời gian kéo dài, chưa đáp ứng yêu cầu đơn giản hóa thủ tục hành chính.

Bên cạnh đó, việc sử dụng nguồn vốn nhà nước hoặc hình thức BT là không phù hợp, do mất nhiều thời gian, trong điều kiện ngân sách hạn chế. Xã hội hóa cải tạo chung cư là cần thiết, nhưng nhà đầu tư phải được tất cả các chủ sở hữu nhà thống nhất để được đầu tư, trong khi một số hộ gia đình kinh doanh ở tầng 1 thường không đồng ý hoặc yêu cầu hệ số đền bù cao.

Xem thêm