|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Nhà đất

Tin tức Bất động sản 31/7: Hết nửa năm nhưng đường đến kế hoạch 2018 của nhiều 'ông lớn' BĐS còn xa, doanh nghiệp tự xoay vốn...

19:54 | 31/07/2018
Chia sẻ
Đường đến kế hoạch 2018 của nhiều "ông lớn" BĐS còn xa, doanh nghiệp BĐS tự xoay vốn để tránh lệ thuộc ngân hàng, vốn ngoại đang đổ chủ yếu vào dự án thành phố thông minh tại Hà Nội... là những tin tức bất động sản nổi bật trong ngày 31/7.
tin tuc bat dong san 317 het nua nam nhung duong den ke hoach 2018 cua nhieu ong lon bds con xa doanh nghiep tu xoay von Tin tức Bất động sản 23/7: Nhà đầu cơ 'tháo chạy' khỏi thị trường đất nền, rao bán đất nền trái phép tại Hóc Môn...
tin tuc bat dong san 317 het nua nam nhung duong den ke hoach 2018 cua nhieu ong lon bds con xa doanh nghiep tu xoay von Tin tức Bất động sản 21/7: Lãnh đạo nói về vụ mất hơn 1.000 sổ đỏ tại Phú Quốc, người Sài Gòn 'đỏ mắt' tìm nhà bình dân...

1. Nhiều 'ông lớn' BĐS đường đến kế hoạch 2018 còn xa sau nửa đầu năm

Nửa đầu năm 2018, bức tranh kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp BĐS tạo ra một bố cục đối lập giữa những ‘ông lớn’ hay ‘bé hạt tiêu’ trong ngành về các chỉ tiêu lợi nhuận, doanh thu và thực hiện kế hoạch kinh doanh năm. Lợi nhuận sau thuế quý II của các doanh nghiệp lớn BĐS giảm từ 36 – 86% so với cùng kỳ năm ngoái như CTCP Đầu tư Nam Long (Mã: NLG) đạt 235 tỷ đồng, giảm 36%; CTCP Đầu tư LDG (Mã: LDG) 11 tỷ đồng, giảm 86% hay CTCP Đầu tư Phát triển Đô thị và Khu công Nghiệp Sông Đà (Mã: SJS) lãi 3 tỷ đồng, giảm gần 82%...

tin tuc bat dong san 317 het nua nam nhung duong den ke hoach 2018 cua nhieu ong lon bds con xa doanh nghiep tu xoay von

2. Tránh lệ thuộc ngân hàng, chủ đầu tư bất động sản chủ động tìm vốn

Để không phụ thuộc vào nhịp điều chỉnh từ phía ngân hàng, các chủ đầu tư BĐS đang tìm kiếm thêm các nguồn vốn khác để bổ sung. Khoảng 2 năm gần đây, nhiều doanh nghiệp BĐS đã tìm đến các đối tác nước ngoài để cùng phát triển dự án. Cùng với việc bắt tay những "người khổng lồ", nhiều doanh nghiệp đồng thời cơ cấu lại danh mục đầu tư, cụ thể là quỹ đất (bán bớt dự án để tập trung vào những dự án trọng điểm, có khả năng thu lợi nhanh)...

3. 'Mượn' vốn từ cổ đông, các ông chủ địa ốc đang bế tắc?

Hai Sở Giao dịch chứng khoán đang tiếp nhận nhiều hồ sơ đăng ký niêm yết, trong đó có không ít doanh nghiệp bất động sản. Trong danh sách đăng ký, ngoại trừ một số ít doanh nghiệp còn xa lạ với thị trường như CTCP Viettienson Địa ốc, hay CTCP Địa ốc Sài Gòn, thì có sự xuất hiện của những doanh nghiệp “tên tuổi” như CTCP Bất động sản Netland (Netland), CTCP Đầu tư Hải Phát (Hải Phát Invest), CTCP Bất động sản Thế kỷ (CENLand), CTCP Địa ốc First Real (First Real)...

4. Nửa đầu năm 2018, vốn ngoại chủ yếu rót vào dự án thành phố thông minh tại Hà Nội

6 tháng đầu năm, lĩnh vực BĐS tiếp tục nhận được sự quan tâm mạnh mẽ từ giới đầu tư nước ngoài. Trong đó, lượng vốn ngoại chủ yếu rót vào dự án thành phố thông minh tại Hà Nội do liên doanh giữa 4 nhà đầu tư trong nước và Tập đoàn Sumitomo của Nhật Bản đầu tư. Giai đoạn đầu dự kiến sẽ triển khai vào quý III năm nay...

5. La liệt 'đô thị ma' sau 10 năm Hà Nội mở rộng

Được phê duyệt ồ ạt, thậm chí "tháo khoán" hàng loạt khu đô thị mới, dự án nhà ở các cửa ngõ Thủ đô như huyện Mê Linh, Đan Phượng, Hoài Đức, Thạch Thất…, sau 10 năm sát nhập về Hà Nội vẫn la liệt tình cảnh bỏ hoang, dở dang… Theo KTS Phạm Thanh Tùng, đây là hậu quả của việc quá dễ dãi trong vấn đề cấp đất, phê duyệt cho các dự án...

tin tuc bat dong san 317 het nua nam nhung duong den ke hoach 2018 cua nhieu ong lon bds con xa doanh nghiep tu xoay von

Xem thêm

N. Lê (tổng hợp)