'Mượn' vốn từ cổ đông, các ông chủ địa ốc đang bế tắc?
Bị siết tín dụng, doanh nghiệp địa ốc tăng cường IPO, M&A để thu hút vốn ngoại | |
Tín dụng siết chặt, lối ra nào cho doanh nghiệp địa ốc? |
Trong danh sách đăng ký, ngoại trừ một số ít doanh nghiệp còn xa lạ với thị trường như CTCP Viettienson Địa ốc, hay CTCP Địa ốc Sài Gòn, thì có sự xuất hiện của những doanh nghiệp “tên tuổi” như CTCP Bất động sản Netland (Netland), CTCP Đầu tư Hải Phát (Hải Phát Invest), CTCP Bất động sản Thế kỷ (CENLand), CTCP Địa ốc First Real (First Real)...
Nếu Netland được biết đến với tên tuổi gắn liền cùng Danh Khôi Việt, đơn vị hàng đầu trong việc phát triển, tư vấn giải pháp, phân phối và tiếp thị bất động sản tại phía Nam, thì CENLand và First Real lại là 2 “ông trùm” phân phối tại miền Trung và miền Bắc, đang hợp tác phát triển nhiều dự án bất động sản lớn trong vai trò chủ đầu tư thứ cấp.
Trong khi đó, Hải Phát Invest là một nhà phát triển bất động sản đang lên tại khu vực Đông Nam Hà Nội, với các dự án lớn như The Pride, Roman Plaza, Nhà phố 24h.
Thị trường chứng khoán đang có diễn biến không thuận lợi, vì sao nhiều doanh nghiệp chủ động đăng ký niêm yết đến vậy?
Có nhiều câu trả lời cho vấn đề này, tuy nhiên, nguyên nhân sâu xa và được xem là trọng yếu nhất liên quan đến vấn đề tín dụng đang dần bị siết lại đối với thị trường địa ốc.
Tính đến cuối tháng 6/2018, tổng dư nợ cho vay với lĩnh vực bất động sản là gần 500.000 tỷ đồng (theo Ngân hàng Nhà nước) và ước tính, dòng vốn này đang chiếm khoảng 60 - 80% vốn cho thị trường bất động sản.
20% còn lại được lý giải là phần vốn tự chủ của doanh nghiệp, nhưng thực tế, không ít trong số đó là định giá bằng tài sản - giá trị quyền sử dụng đất, rất hiếm doanh nghiệp địa ốc có lượng tiền mặt cao.
Tình trạng lệ thuộc quá lớn vào nguồn vốn tín dụng thời gian qua khiến thị trường và không ít doanh nghiệp bất động sản “bấp bênh” theo những cung bậc của thị trường tài chính - ngân hàng.
Chính vì vậy, không khó hiểu khi Ngân hàng Nhà nước liên tục ban hành các quy định nhằm kiểm soát, giám sát chặt dòng vốn vào thị trường bất động sản, tránh những rủi ro, bất ổn như đã từng xảy ra trước đây.
Sau khi có động thái siết nhẹ tín dụng bất động sản từ đầu năm 2017, thì từ đầu năm 2018, Ngân hàng Nhà nước chính thức ban Thông tư 19/2017/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 36/2014/TT-NHNN.
Theo đó, kể từ đầu năm 2018, tỷ lệ huy động vốn ngắn hạn cho vay trung - dài hạn sẽ giảm từ mức 50% xuống 45%, đồng thời hệ số rủi ro cho vay bất động sản duy trì ở mức 200%. Quy định này đã hạn chế quy mô tín dụng địa ốc.
Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước cho biết, sẽ có thêm các biện pháp kiểm soát tín dụng bất động sản trong quan điểm điều hành chính sách tiền tệ xuyên suốt của mình.
Điều này đồng nghĩa, các doanh nghiệp sẽ phải tự chủ động về nguồn vốn, nếu không muốn thua thiệt so với đối thủ. Huy động vốn qua sàn chứng khoán thông qua phát hành trái phiếu hoặc phát hành cổ phiếu được xem là giải pháp cho các doanh nghiệp địa ốc.
Mặc dù thị trường chứng khoán biến động mạnh trong nửa đầu năm, nhưng đa phần các thành viên thị trường đều khẳng định, diễn biến sụt giảm vừa qua chủ yếu do yếu tố tâm lý và sự điều chỉnh là hợp lý để cơ cấu lại dòng vốn sau giai đoạn tăng nóng trước đó.
Hiện tại, khi tâm lý nhà đầu tư ổn định, thị trường bắt đầu tăng trở lại và cơ hội gọi vốn đang dần rộng mở với doanh nghiệp niêm yết.
Dẫu vậy, huy động vốn là bài toán không dễ dàng, thị trường chứng khoán từ sau Tết tới nay đang "đi chậm lại".
Xem thêm |