|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Thủy sản xuất sang Trung Quốc dự báo lọt top 'tỷ đô'

09:58 | 02/02/2017
Chia sẻ
Trung Quốc được đánh giá là thị trường mới nổi của thủy sản Việt Nam. Dự báo, xuất khẩu sang thị trường này trong năm 2017 sẽ vượt mốc 1 tỷ USD trong năm 2017.
thuy san xuat sang trung quoc du bao lot top ty do
Xuất khẩu tôm sang Trung Quốc năm 2016 tăng 23%. Ảnh: Hà Phương.

Theo báo cáo của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), bên cạnh những thị trường xuất khẩu thủy sản chính là Mỹ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc cũng có đóng góp không nhỏ vào thành tích xuất khẩu 7,1 tỷ USD trong năm 2016 của ngành thủy sản.

Cụ thể, xuất khẩu tôm sang Trung Quốc năm 2016 tăng 23% đạt 431 triệu USD. Trung Quốc là thị trường tiêu thụ tôm sú lớn nhất của Việt Nam, chiếm khoảng 58% xuất khẩu tôm Việt Nam sang thị trường này, tuy nhiên vẫn chủ yếu nhập khẩu tôm sú sống/tươi/đông lạnh mà rất ít tôm chế biến.

Trong khi đó, sau nhiều tháng liên tục tăng nhập khẩu từ Việt Nam với mức tăng trưởng 2 con số, Trung Quốc đã vượt EU trở thành thị trường xuất khẩu cá tra lớn thứ 2 của Việt Nam. Tổng kim ngạch xuất khẩu cá tra sang Trung Quốc năm 2016 ước đạt 305 triệu USD, tăng gần 90% so với năm 2015.

Ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký VASEP nhận định, mặc dù là thị trường không ổn định, nhiều rủi ro, nhưng do nhu cầu tiêu thụ và nhập khẩu thủy sản của Trung Quốc có xu hướng tăng mạnh nên thị trường này vẫn có sức hút đáng kể đối với xuất khẩu thủy sản Việt Nam.

Đặc biệt, xu hướng tiêu dùng tôm của thị trường Trung Quốc ngày càng gia tăng khi thu nhập của người dân Trung Quốc tăng mạnh, trong khi năng lực sản xuất trong nước chững lại thì việc gia tăng nhập khẩu tôm vẫn là xu hướng thị trường trong những năm tới.

“Với tốc độ gia tăng hiện nay, dự báo xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Trung Quốc sẽ vượt mốc 1 tỷ USD trong năm 2017”, ông Hòe cho hay.

Tuy nhiên, cũng theo dự báo của VASEP, trong năm 2017, xuất khẩu thủy sản sẽ phải đối diện với thách thức giá thành sản xuất nguyên liệu của Việt Nam còn cao.

Theo đó, ngành nuôi tôm và một số sản phẩm thủy sản chủ lực của Việt Nam đã được nhìn nhận và so sánh với các ngành tương tự tại Ấn Độ, Thái Lan cho thấy giá thành sản xuất của Việt Nam đang cao hơn từ 10-30%.

Nhiều yếu tố tác động tạo ra giá thành sản phẩm cao (từ giống, thức ăn, các vật tư đầu vào, tổn thất sau thu hoạch, điện-nước, các chi phí hành chính...). Đây cũng là yếu tố quan trọng tác động đến tính cạnh tranh của thủy sản Việt Nam trong năm 2017.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Phan Thu

Trước thềm Diễn đàn Đầu tư Việt Nam: Đầu tư thụ động trong bối cảnh vĩ mô không chắc chắn
Trong năm 2024, lãi suất tiền gửi có kỳ hạn đang ở mức thấp. 4 ngân hàng quốc doanh có mức huy đông kỳ hạn 12 tháng đang ở mức 4,6%-5,0%. Trong khi đó thị trường trái phiếu, cũng như thị trường bất động sản đều chưa phục hồi, dẫn đến thiếu các kênh đầu tư tài chính hấp dẫn. Lượng tiền gửi trong ngân hàng đang ở mức cao nhất trong lịch sử đạt gần 6,84 triệu tỷ đồng vào tháng 7/2024.