|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Thương mại điện tử: Nhiều thương hiệu phải bỏ cuộc chơi

20:48 | 26/12/2018
Chia sẻ
Trong 4 năm tới, quy mô thị trường thương mại điện tử Việt Nam được dự đoán có thể tới 10 tỷ USD. Không ít thương hiệu rời bỏ cuộc chơi như Beyeu, Deca, Foodpanda. Nhiều doanh nghiệp rút lui lặng lẽ.
thuong mai dien tu nhieu thuong hieu phai bo cuoc choi Cơ hội lớn chưa từng có với thương mại điện tử ở Đông Nam Á

Cùng với tốc độ phát triển nhanh như vũ bão của công nghệ số, thương mại điện tử cùng xu hướng mua sắm trực tuyến qua mạng online như Facebook, Zalo cũng đang làm mưa làm gió và tạo ra cơn lốc mua sắm không kém.

Cũng chính vì thực tiễn này, nhiều chuyên gia đều chung ý kiến rằng thị trường đang có sự khập khiễng và đáng buồn hơn bởi các ông lớn như Lazada, Thegioididong, Sendo, Shopee, Tiki…dù được đầu tư bài bản với chi phí lớn nhưng lại đang chịu sức ép không nhỏ từ mô hình "nhà nhà bán hàng, người người bán hàng" trên mạng xã hội.

Thách thức “ông lớn” Thú vui bán hàng qua mạng đang ngày càng lan tỏa mạnh mẽ trong giới văn phòng. Cái cảm giác vui vẻ phấn chấn khi bán được hàng còn thích hơn đợi lương hàng tháng. Không cầu kì, không tốn kém và chỉ cần bỏ ra vài phút là đã có thể sở hữu ngay một trang riêng chuyên buôn bán sản phẩm của riêng mình trên Internet. Bán hàng qua mạng đã nở rộ thành trào lưu trong cộng đồng mạng hiện nay, đặc biệt là giới trẻ văn phòng và trở thành một công việc bán thời gian hấp dẫn. Lướt một vòng trên facebook, không khó để kiếm được một món hàng ưng ý qua những trang kinh doanh online. Rất nhiều sản phẩm được bày bán từ ô tô, xe máy, quần áo, giày dép, bỉm sữa, thực phẩm chức năng, dụng cụ làm đẹp đến đồ handmade, sách vở, trang sức, phụ kiện và ngay cả dưa cà, mắm muối không thiếu thứ gì.

Những "cửa hàng ảo" này được đầu tư khá kỹ càng trong việc quảng cáo, giới thiệu sản phẩm bằng những hình ảnh bắt mắt cộng với những dòng chào mời đầy hấp dẫn. Khách hàng được thỏa thích lựa chọn các mặt hàng dựa trên những hình ảnh, thông tin cụ thể dưới từng sản phẩm cũng như dễ dàng sở hữu món hàng đó chỉ qua một cái click chuột hay trên tay đang cầm một cái smartphone. Phong trào kinh doanh online này đang "làm mưa làm gió" trong giới trẻ văn phòng bởi khả năng tận dụng được số lượng bạn bè và người theo dõi đông đảo trên facebook để giới thiệu sản phẩm. Hơn nữa, việc kinh doanh lại không mất khoản thuê mặt bằng - thích hợp với những người tập tành kinh doanh mà có ít vốn... đã thu hút các bạn trẻ có ham mê kinh doanh.

Điều đáng nói là không ít người đã thành công khi dám thử sức mình với loại hình kinh doanh qua mạng này. Không chỉ có thêm một khoản tiền chi tiêu, có thêm niềm vui trong công việc mà còn rèn luyện được nhiều kĩ năng và thêm nhiều mối quan hệ. Nhận định về thị trường thương mại điện tử, ông Phạm Thái Bình Trưởng Bộ phận bán lẻ của Savills cho rằng, mặc dù mô hình bán hàng qua mạng có quy mô nhỏ lẻ nhưng hiệu quả mang lại với số lượng lại vô cùng lớn. Quan trọng hơn, chi phí của hoat động này không đáng kể; trong đó có việc hoạt động này chưa bị tác động bởi các chính sách thuế. Có lẽ từ đây mà sự cạnh tranh cũng trở nên khập khiễng, khi chi phí ít dẫn đến giá thành sản phẩm thấp nên mô hình bán hàng qua mạng xã hội được đón nhận bởi số đông. Trong khi đó, các trang mạng tên tuổi, đầu tư bài bản từ con người đến hệ thống vận hành, lại chịu nhiều gánh nặng chi phí liên quan. Theo ông Phạm Thái Bình, chi phí marketing (tiếp thị quảng cáo) giữ vai trò then chốt cho lĩnh vực này và không hề ít bởi ngân sách chạy marketing cho kế hoạch trong hai năm đầu của thương mại điện tử dao động xấp xỉ 2 triệu USD và tính sống còn sẽ được định đoạt sau đó.

Ngoài ra, dù tiềm năng phát triển là có thật, thương mại điện tử tại Việt Nam cũng gặp không ít trở ngại. Đó là sự phát triển thiếu bền vững, người tiêu dùng còn nhiều nghi ngại ở sản phẩm, thông tin còn đơn điệu, thiếu chi tiết, thiếu sức hấp dẫn cũng như một số công cụ hỗ trợ khách hàng. Khảo sát mới đây từ Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) cho thấy, hơn một nửa người Việt Nam thích mua hàng ở nước ngoài do sự tin tưởng vào chất lượng sản phẩm, bên cạnh dịch vụ, thanh toán, hậu mãi. Hơn nữa, thói quen mua sắm đặc trưng là “thấy, sờ và… thử” nên thường dạo chơi trên mạng để khảo giá là chính. Không những thế, xét trên khía cạnh thị trường, mua sắm trực tuyến ở Việt Nam vẫn còn nhiều cơ hội để phát triển nhưng các nhà bán lẻ thương mại điện tử cần nghiên cứu thêm hành vi tiêu dùng, đồng hóa tư duy giúp dễ dàng tiếp cận cả người mua lẫn các đơn vị cung cấp hàng hóa, đặc biệt nên hướng tới sự phát triển lâu dài, bền vững.

Cuộc chiến giành niềm tin Ông Lê Đức Anh- Giám đốc Trung tâm tin học và Công nghệ số (Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số) chia sẻ, hiện nay những khó khăn còn tồn đọng trong hoạt động thương mại điện tử của Việt Nam cũng đến từ nhiều nguyên nhân. Nhiều thương hiệu có tên tuổi quy định không có chính sách bán hàng qua trang thương mại điện tử, dẫn đến sự thiếu tính đa dạng chủng loại và các thương hiệu còn lại chủ yếu vẫn là những sản phẩm nội địa. Thông thường, lợi nhuận của nhãn hiệu nội địa chỉ tầm khoảng 40-45%, trong khi đó, chi phí phải trả cho đơn vị thương mại điện tử khá cao, trung bình 30%. Cùng với đó, nhằm hạn chế rủi ro từ việc trả hàng, tồn hàng, hàng qua mùa, hay các chương trình khuyến mãi của trang thương mại điện tử…, các nhà bán lẻ phải đưa giá thành cao hơn. Vô hình chung, trang thương mại điện tử mang tính quảng cáo nhiều hơn và thậm chí đây cũng là kênh tốt để các nhà bán lẻ cho các mục tiêu marketing hay branding - làm thương hiệu.

Việc chú trọng hơn về văn hóa tiêu dùng của người Việt - vốn hay thay đổi và thích cái mới cũng quan trọng. Những nhà đầu tư cần thử nghiệm trước khi tiếp cận, trước khi có kế hoạch thâm nhập thị trường này. Chính vì vậy, không ít nhà bán lẻ gặp phải nhiều khó khăn khi đối mặt với vấn đề thích ứng văn hóa tiêu dùng. Theo nghiên cứu của eShopWorld, Việt Nam hiện có hơn 35 triệu người thường xuyên mua sắm trực tuyến và dự kiến tăng lên 42 triệu người vào năm 2021. Đây là thị trường tiềm năng cho các startup chinh phục. Lựa chọn đối tác vận chuyển uy tín không chỉ giúp startup bớt muộn phiền về khâu vận chuyển mà còn có thể tập trung phát triển kinh doanh.

thuong mai dien tu nhieu thuong hieu phai bo cuoc choi
Bán hàng online ngày càng nở rộ trên mạng xã hội. Ảnh: BNEWS/TTXVN

Ông Christopher B. Beselin, Giám đốc điều hành Lazada, cũng như những hình thức mua hàng online khác, mối bận tâm của người tiêu dùng là độ tin cậy của các nhà kinh doanh.

Hiện nay, hầu hết các trang bán hàng trực tuyến đều áp dụng hình thức nhận hàng trả tiền, trong khi ở các nước khác hầu như phải thanh toán xong mới giao hàng tới. Do đó, ở một môi trường niềm tin chưa được xây dựng thì hình thức trả tiền nhận hàng trở thành lựa chọn tốt nhất và cùng với thời gian trở nên quen thuộc. Thống kế của Shopee cũng cho thấy: Tính từ tháng 2/2018, số lượng các thương hiệu, doanh nghiệp tham gia Shopee Mall khoảng 600 brand. Tới tháng 9/ 2018, Shopee Mall đã tăng lên gấp 1,5 lần, tức hơn 900 nhà bán hàng là thương hiệu, doanh nghiệp lớn. Điều này đồng nghĩa với việc, người mua hàng trên trang này, có nhiều sự lựa chọn về hàng hoá và hưởng nhiều ưu đãi đáng giá khi giao dịch mua sắm trên trang này.

Hơn nữa, tỷ lệ sử dụng Internet và smartphone ở Việt Nam đang nằm trong top đầu khu vực và liên tục gia tăng, mức độ tiếp cận và sử dụng các ứng dụng trên di động tại Việt Nam cũng vượt trội so với nhiều nước lân cận… Chính vì thế mong muốn tiếp cận với nhóm khách hàng này thông qua các trang thương mại điện tử là kế hoạch của hầu hết các doanh nghiệp hiện nay. Các chuyên gia thương mại điện tử dự báo, trong 4 năm tới, quy mô thị trường thương mại điện tử Việt Nam được dự đoán có thể đạt tới 10 tỷ USD. Không ít thương hiệu rời bỏ cuộc chơi như Beyeu, Deca, Foodpanda… và nhiều doanh nghiệp rút lui lặng lẽ. Dù được đánh giá là màu mỡ, mảnh đất thương mại điện tử rõ ràng không dễ đãi ngộ bất cứ ai. Để hỗ trợ giao dịch thương mại điện tử, ông Đặng Hoàng Hải-Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số khẳng định, Bộ Công Thương đã phối hợp với các đơn vị hữu quan triển khai hệ thống thanh toán thương mại điện tử Keypay với những tiện ích phù hợp điều kiện đặc thù của doanh nghiệp Việt Nam.

Hơn nữa, tỷ lệ sử dụng Internet và smartphone ở Việt Nam đang nằm trong top đầu khu vực và liên tục gia tăng, mức độ tiếp cận và sử dụng các ứng dụng trên di động tại Việt Nam cũng vượt trội so với nhiều nước lân cận… Chính vì thế mong muốn tiếp cận với nhóm khách hàng này thông qua các trang thương mại điện tử là kế hoạch của hầu hết các doanh nghiệp hiện nay. Các chuyên gia thương mại điện tử dự báo, trong 4 năm tới, quy mô thị trường thương mại điện tử Việt Nam được dự đoán có thể đạt tới 10 tỷ USD. Không ít thương hiệu rời bỏ cuộc chơi như Beyeu, Deca, Foodpanda… và nhiều doanh nghiệp rút lui lặng lẽ. Dù được đánh giá là màu mỡ, mảnh đất thương mại điện tử rõ ràng không dễ đãi ngộ bất cứ ai. Để hỗ trợ giao dịch thương mại điện tử, ông Đặng Hoàng Hải-Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số khẳng định, Bộ Công Thương đã phối hợp với các đơn vị hữu quan triển khai hệ thống thanh toán thương mại điện tử Keypay với những tiện ích phù hợp điều kiện đặc thù của doanh nghiệp Việt Nam.

Xem thêm

Uyên Hương