|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Cơ hội lớn chưa từng có với thương mại điện tử ở Đông Nam Á

12:24 | 28/11/2018
Chia sẻ
Sự gia tăng nhanh chóng niềm tin của người tiêu dùng đối với mua sắm trực tuyến đang tạo ra cơ hội phát triển cho các thương hiệu bản địa thời đại số trong khu vực Đông Nam Á với mô hình kinh doanh trực tiếp tới người tiêu dùng.
co hoi lon chua tung co voi thuong mai dien tu o dong nam a Lazada tụt dốc, Shopee bứt phá giành vị trí sàn thương mại điện tử số một Việt Nam

Sự gia tăng nhanh chóng niềm tin của người tiêu dùng đối với mua sắm trực tuyến đang tạo ra cơ hội phát triển cho các thương hiệu bản địa thời đại số trong khu vực Đông Nam Á với mô hình kinh doanh trực tiếp tới người tiêu dùng.

Lazada, Shopee, Qoo10, Tokopedia, Amazon hoặc Bukalapak và các trang mua sắm trực tuyến của Đông Nam Á đang chiếm lĩnh các bài báo về thương mại điện tử trên toàn khu vực. Hian Goh, người đồng sáng lập và quản lý tại Openspace Ventures, chia sẻ rằng trong thập kỷ qua, các tập quỹ đầu tư đã chi hàng tỷ USD vốn mạo hiểm không chỉ để phát triển thương hiệu của họ, mà còn định hướng người tiêu dùng Đông Nam Á về giá trị và khái niệm thương mại điện tử.

co hoi lon chua tung co voi thuong mai dien tu o dong nam a
Thương mại điện tử ở Đông Nam Á đăng bước vào giai đoạn bùng nổ.

Sự hoàn thiện ba nền tảng cơ bản đã tạo ra cơ hội thương mại điện tử lớn tiếp theo của Đông Nam Á: Các thương hiệu ra đời trong không gian số,

Thiết bị kết nối Internet có giá giảm dần

Vào năm 2010, giá trung bình của một điện thoại Android là $ 441. Giá cao là một trở ngại lớn đối với mức thu nhập trung bình tương đối thấp của các hộ gia đình trên khắp Đông Nam Á. Đến năm 2016, giá điện thoại trung bình giảm 53% xuống mức 208 USD, cho phép nhiều người sử dụng Internet hơn trong cuộc sống hàng ngày của họ.

Người tiêu dùng tin tưởng vào việc mua hàng trực tuyến.

Đến cuối năm 2015, lần đầu tiên doanh số bán lẻ thương mại điện tử tại 6 thị trường lớn nhất ở Đông Nam Á đã vượt mốc 10 tỷ USD – dấu hiệu chứng minh sự sẵn lòng giao dịch qua Internet của người tiêu dùng.

Hoạt động giao vận đáng tin cậy

Trong năm 2016, các nhà cung cấp dịch vụ logistics bên thứ ba và các nhà điều phối giao vận của Đông Nam Á (như Ninja Van, aCommerce và DHL Ecommerce) đã thâm nhập thành công 6 thị trường lớn nhất tại khu vực.

Với ba nhân tố hỗ trợ tăng trưởng này, thương mại điện tử ở Đông Nam Á đang bước vào thời kỳ bùng nổ và giới quan sát dự đoán quy mô thị trường sẽ tăng lên 88 tỷ USD vào năm 2025. Việc gia tăng nhanh chóng niềm tin của người tiêu dùng khi mua hàng trực tuyến - kết hợp cùng sự say mê của người dân Đông Nam Á với mạng xã hội (894 triệu người trong số 2,2 tỷ người kích hoạt dùng Facebook hàng tháng sống ở châu Á - Thái Bình Dương) – đang tạo ra cơ hội tăng trưởng cho các thương hiệu ra đời trong thế giới số với các mô hình kinh doanh trực tiếp đến người tiêu dùng trên khắp Đông Nam Á.

Một số thương hiệu đã điều chỉnh để thay đổi. Allbirds, một thương hiệu giày dép có trụ sở tại San Francisco ra mắt trực tuyến vào năm 2016 với trị giá 1,4 tỷ USD, chỉ giao hàng đến 5 quốc gia (Mỹ, New Zealand, Canada và Vương quốc Anh). Nhưng trong hai ngày qua, tên công ty đã được gắn vào những ảnh trên Instagram trên toàn thế giới, bao gồm cả Hàn Quốc, Bồ Đào Nha, Malaysia và Nhật Bản.

co hoi lon chua tung co voi thuong mai dien tu o dong nam a
Từ chỗ chỉ bán hàng ở châu Mỹ, thương hiệu Allbirds đã vươn sang châu Á nhờ sự bùng nổ của thương mại điện tử.

Allbirds, cùng với các thương hiệu ra đời trong thế giới số khác, đang hướng tới người tiêu dùng trẻ hơn vì họ đại diện cho lý tưởng toàn cầu của thế hệ Y (sinh từ thập niên 80 tới những năm đầu thập niên 2000) về kết nối, tính linh hoạt và tác động xã hội. Trong một thế giới mà tất cả mọi người có thể kết nối thông qua phương tiện truyền thông xã hội, cuộc sống của một thanh niên thế hệ Y ở Kuala Lumpur sẽ tương tự như một cuộc sống của một thanh niên thế hệ Y ở thành phố New York hơn so với các thế hệ trước đó.

Các thương hiệu ra đời trong thế giới số sắp thành công trong thời đại do thế hệ Y vận hành là những thương hiệu đã giải quyết được sự bất hòa về nhận thức của thế hệ Y bằng cách truyền tải những "ý nghĩa ở tầm cao hơn" vào sản phẩm của họ. Allbirds thu hút thế hệ Y một phần vì họ đã xây dựng chắc chắn bản sắc thương hiệu của công ty. Thành quả ấy giúp người tiêu dùng hợp lý hóa việc mua một đôi giày vì họ cảm thấy họ đang làm những việc có ích cho môi trường khi mua đôi giày tương đối đắt.

Việc truyền tải mục đích tiên quyết này phát huy hiệu quả ở Đông Nam Á trong bối cảnh các thương hiệu số đang thâm nhập vào thị trường khu vực. Nhưng với những khác biệt văn hóa hiện thời ở Đông Nam Á so với các quốc gia phương Tây, một số công ty đang bắt đầu xây dựng các thương hiệu địa phương thành công bằng cách nói về cảm hứng và sắc thái văn hóa địa phương của vùng miền đó.

Goh, một người gốc Singapore, đã xác định cụ thể ba lĩnh vực mà các thương hiệu địa phương tận dụng thành công tri thức và nhận thức văn hóa mạnh mẽ:

Phong trào trao quyền cho phụ nữ

Đông Nam Á đứng sau các nước khác trên thế giới về mặt bình đẳng giới, do đó các thương hiệu địa phương (như Love, Bonito của Singapore và Wardah của Indonesia) đang bùng nổ với mục tiêu rõ ràng là trao quyền cho phụ nữ trong khu vực.

Mua sắm tiết kiệm

Ở khu vực Đông Nam Á, thói quen mua sắm tiết kiệm tồn tại rất lâu. Nó thể hiện rõ qua sự tăng trưởng của IUIGA -Singapore và Fipper của Malaysia.

Lối sống lành mạnh

Sống lâu và sống khỏe là một khát vọng lớn lao của cư dân khu vực này, và các thương hiệu biết ưu tiên nguyện vọng này (như Grain của Singapore và Amazin 'Graze của Malaysia) sẽ chiếm lĩnh thị phần khu vực.

Đây là giai đoạn thú vị ở Đông Nam Á với sự xuất hiện của “những bệ đỡ hỗ trợ thương mại điện tử” và những cơ hội mới mà chúng đã mở ra trên khắp khu vực cho các doanh nghiệp thương mại điện tử mới. Trong thời gian tới, các thương hiệu bản địa nước ngoài tiêu biểu nhất sẽ tiếp tục xâm nhập thị trường Đông Nam Á, nhưng các doanh nghiệp địa phương am hiểu văn hóa sẽ cạnh tranh để giành thị phần. Cuộc đua để giành ảnh hưởng này vẫn đang tiếp diễn.

Xem thêm

Đình Cương

Margin tiếp tục lập đỉnh mới, thêm hai CTCK có dư nợ vượt 20.000 tỷ đồng
Dư nợ magin ngành chứng khoán lập đỉnh mới trong 2024. Riêng Top 10 công ty chứng khoán lớn nhất ghi nhận đến 9 đơn vị vượt đỉnh cho vay trong quý cuối năm. TCBS, SSI và HSC đang là ba đơn vị đang dẫn đầu về cho vay margin.