|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Thương mại điện tử hậu COVID: cơ hội nhiều nhưng còn đang bỏ ngỏ

21:55 | 25/04/2020
Chia sẻ
Đi qua gần ba tháng dịch COVID-19, thương mại điện tử (TMĐT) trở thành một xu hướng được nhiều doanh nghiệp lẫn người tiêu dùng đón nhận. Có cơ hội mới, thị trường TMĐT sẽ cần những gì để có thể có những bước tiến tiếp theo?
Thương mại điện tử hậu COVID: cơ hội nhiều nhưng còn đang bỏ ngỏ - Ảnh 1.

Cơ hội đang rộng mở với ngành TMĐT trong nước. Ảnh minh họa: Thành Hoa.

Cơ hội nhiều, thách thức lớn

Trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội để đảm bảo việc phòng, chống dịch bệnh Covid-19 vừa qua, những ứng dụng công nghệ đã giúp con người giải quyết nhiều khó khăn trong đại dịch.

Riêng tại Việt Nam, theo số liệu cung cấp bởi Cục Viễn thông thuộc Bộ Thông tin - Truyền thông, lưu lượng dữ liệu trong tháng 3 tăng đột biến tới 90% so với tháng trước đó. Sự khác biệt này co sự đóng góp từ các ứng dụng trực tuyến được sử dụng cho hội nghị, làm việc, dạy và học cũng như là giải trí.

Tại Việt Nam, bộ khung pháp lý dù đã có những chế tài để xử phạt những trường hợp vi phạm như đã nói ở trên nhưng lại gặp khó khăn trong việc thẩm tra, xác minh các trường hợp trên mạng, khó hơn rất nhiều so với việc kiểm soát tương tự ở thị trường truyền thống.

Một bảng khảo sát về cách phản ứng và hành xử của người tiêu dùng trước sự bùng phát của dịch Covid-19 vừa được Nielsen Việt Nam công bố gần đây cho thấy, người Việt Nam dành nhiều thời gian hơn cho mua sắm trực tuyến và lên mạng.

Chi tiết hơn, khảo sát cho biết hiện có tới 76% số người tiêu dùng mua sắm trực tuyến ít nhất một lần trong ba tháng qua.

Điều này xuất phát từ tâm lý lo ngại bị nhiễm bệnh khi đi đến các nơi đông người như siêu thị, trung tâm mua sắm… Do đó, người tiêu dùng tìm đến các sàn TMĐT để mua sắm thực phẩm, sản phẩm thiết yếu, vật dụng y tế, khiến các hoạt động của ngành này trở nên rất sôi động.

Có thể nói cơ hội đang rộng mở với ngành TMĐT Việt Nam. Tuy nhiên đi kèm với đó, các doanh nghiệp còn rất nhiều việc phải làm để thúc đẩy sự phát triển của ngành này.

Điển hình như việc kiểm soát kỹ các sản phẩm và nguồn cung cấp để hạn chế việc sai lệch về mẫu mã, giá cả, chất lượng vì mục đích trục lợi gây thiệt hại cho người tiêu dùng và uy tín của các doanh nghiệp chân chính bán hàng qua mạng.

Thực tế, người tiêu dùng vẫn còn dè dặt và thận trọng trong việc mua hàng trực tuyến khi có đến 80% số người mua hàng kiểm tra hàng trước rồi mới thanh toán tiền. Nhiều ý kiến phản ánh cũng nói rằng sản phẩm nhận được không đúng như nội dung quảng cáo, kèm với các chính sách đổi trả - hoàn tiền không rõ ràng khiến người tiêu dùng khó hiểu.

Trên thế giới, hàng nghìn tỉ đô la cho hoạt động kinh tế đã được tạo ra từ các trao đổi TMĐT xuyên biên giới trong những năm gần đây và vẫn tiếp tục tăng tốc.

Việt Nam còn thiếu các doanh nghiệp TMĐT xuyên biên giới như vậy. Sự hiện diện của họ qua các kênh trực tuyến sẽ tạo ra nhiều cơ hội hơn cho thị trường tiềm năng này, cũng như đem hàng Việt Nam ra thế giới.

Tại Việt Nam, bộ khung pháp lý dù đã có những chế tài để xử phạt những trường hợp vi phạm như đã nói ở trên nhưng lại gặp khó khăn trong việc thẩm tra, xác minh các trường hợp trên mạng, khó hơn rất nhiều so với việc kiểm soát tương tự ở thị trường truyền thống.

Riêng tại các doanh nghiệp, sự phát triển của TMĐT kéo theo nhu cầu về nhân lực của ngành này gia tăng.

Theo bản báo cáo hôm 17- 4 của Tập đoàn nhân sự Navigos Search về nhu cầu tuyển dụng nhân sự trung và cao cấp tại thị trường Việt Nam trong quí 1 năm nay, Navigos cũng ghi nhận rằng dù nguồn cung nhân sự cho mảng TMĐT còn khan hiếm, song các doanh nghiệp vẫn ưu tiên tuyển dụng ứng viên đã có kinh nghiệm và sẵn sàng trả mức lương cao để thu hút nhân tài.

Theo thống kê, mặt bằng lương cho các ứng viên trong ngành này có xu hướng cao hơn các lĩnh vực kinh doanh truyền thống. Điều này dẫn đến việc các doanh nghiệp gặp không ít khó khăn trong việc tuyển chọn lao động đáp ứng được các yêu cầu công việc, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ có kinh phí hạn chế.

Hướng đi nào cho TMĐT hậu Covid-19?

Thương mại điện tử hậu COVID: cơ hội nhiều nhưng còn đang bỏ ngỏ - Ảnh 2.

Ảnh hưởng của Covid khiến nhiều doanh nghiệp trên thị trường bán lẻ gặp khó khăn. Khó khăn này còn tồn tại bao lâu? Chúng ta vẫn chưa có câu trả lời chính xác cho mốc thời gian kết thúc của đại dịch này.

Dưới góc nhìn của một người đang vận hành một doanh nghiệp TMĐT, cá nhân tôi thấy rằng Covid-19 có thể là một cú huých để đẩy mạnh hơn nữa việc chuyển dịch từ mô hình kinh doanh truyền thống sang mô hình kinh doanh TMĐT mới vì thị trường TMĐT vẫn tiềm ẩn nhiều khả năng phát triển.

Việc các doanh nghiệp lớn giảm kinh phí cho các hoạt động truyền thông khiến giá quảng cáo của các công ty cung cấp giải pháp quảng cáo điện tử cũng giảm theo. Đây là một cơ hội tốt cho các doanh nghiệp TMĐT chạy các chiến lược truyền thông sáng tạo để tạo ra các dấu ấn mạnh mẽ trong mắt người tiêu dùng với chi phí đầu tư ít hơn.

Đánh giá về tiềm năng thị trường, Việt Nam hội tụ rất nhiều điều kiện để TMĐT phát triển như có dân số trẻ, 72% dân số sử dụng điện thoại thông minh, Internet được sử dụng rộng rãi, có cơ sở hạ tầng kho bãi tiện lợi.

Điều này được thấy rõ khi giá trị các sàn TMĐT của Việt Nam đang ngày càng được đánh giá cao, nếu cộng gộp giá trị các doanh nghiệp TMĐT sẽ đạt đến con số hơn 1 tỉ đô la Mỹ. Tuy nhiên, thị trường vẫn thiếu vắng sự tham gia của các doanh nghiệp TMĐT xuyên biên giới.

Trên thế giới, hàng nghìn tỉ đô la cho hoạt động kinh tế đã được tạo ra từ các trao đổi TMĐT xuyên biên giới những năm gần đây và vẫn tiếp tục tăng tốc. Sự có mặt thêm của các doanh nghiệp TMĐT xuyên biên giới qua các kênh trực tuyến sẽ tạo ra nhiều cơ hội hơn cho thị trường tiềm năng này, cũng như đem hàng Việt Nam ra thế giới.

Dẫu vậy, vẫn còn rất nhiều người dùng không sử dụng phương thức thanh toán điện tử vì lo ngại về vấn đề an toàn khi thanh toán hoặc vì không có tài khoản ngân hàng.

Để giải quyết vấn đề này, Nhà nước cần đóng vai trò quan trọng trong công cuộc xây dựng cơ sở pháp lý, cộng với cơ sở hạ tầng để thúc đẩy sự phát triển của TMĐT và thanh toán điện tử trong tương lai.

Về phần các doanh nghiệp, để tạo ra các cơ hội cạnh tranh, các sàn TMĐT nên chú trọng vào việc truy xuất nguồn gốc hàng hóa để tránh hàng nhái, hàng giả, hàng đội lốt để khẳng định uy tín và chất lượng.

Các chính sách đổi trả - hoàn tiền giữa người cung cấp và người mua cũng nên được rõ ràng, sàn TMĐT nên có trách nhiệm đối với cả hai bên để gia tăng sự tin tưởng, hình thành các thói quen và hành vi của người tiêu dùng.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Việt Phạm

Nhóm cổ phiếu nào được dự báo hưởng lợi từ kết quả bầu cử tổng thống Mỹ?
Dựa trên những điểm nhấn về chính sách, Agriseco cho rằng có nhiều điểm đối lập trong cách điều hành nền kinh tế của hai ứng cử viên tổng thống. Nhóm phân tích nêu sự tác động của cuộc bầu cử đến một số nhóm ngành trên thị trường chứng khoán Việt Nam.