Một số nội dung được Thanh tra Chính phủ yêu cầu báo cáo là việc tổ chức kinh doanh quản lý xăng dầu, việc niêm yết công khai, công tác kiểm tra kiểm soát giá bán xăng dầu…
Theo dự kiến, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét, thông qua dự thảo Nghị quyết về mức thuế bảo vệ môi trường (BVMT) đối với xăng, dầu, mỡ nhờn trong ngày hôm nay (6/7).
Theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi, việc giảm thuế BVMT như đề xuất mới đây thì 1 tháng sẽ giảm khoảng 7.000 tỷ đồng thu ngân sách. Cùng với 2 lần giảm thuế BVMT trước đó, tổng thu ngân sách sẽ giảm khoảng 32.500 tỷ đồng trong năm 2022.
Hiện mới chỉ có thuế BVMT là dự kiến áp dụng giảm từ 1/8 nếu được Chính phủ thông qua còn những loại thuế khác mới chỉ là đề xuất và cần thời gian khá dài để chính thức áp dụng.
Trên lý thuyết, kế hoạch giảm thuế xăng của Tổng thống Biden nghe có vẻ tuyệt vời, nhưng nếu được áp dụng sẽ chỉ khiến khan hiếm nhiên liệu trầm trọng hơn, đồng thời làm ngân sách chính phủ hao hụt.
VCCI đồng ý với dự thảo giảm thuế bảo vệ môi trường của Bộ Tài chính. Song về lâu dài, cơ quan này đề nghị nghiên cứu cắt giảm thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế nhập khẩu đối với xăng dầu.
Bộ Tài chính đề nghị trước mắt không thực hiện điều chỉnh giảm thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xăng vì thời gian Quốc hội xem xét, phê duyệt điều chỉnh thuế đến triển khai thực tế có độ trễ nhất định.
Lãnh đạo một doanh nghiệp xăng dầu ở TP HCM dự báo ở kỳ điều hành ngày 21/6, giá xăng có thể tăng khoảng 350-450 đồng/lít; còn dầu diesel tiếp tục tăng mạnh gần 1.000 đồng/lít.
Ông Trần Việt Thái, Đại sứ Việt Nam tại Malaysia khẳng định giá xăng RON 95 13.000 đồng/lít của Malaysia là giá bán nội địa có trợ giá, không phải giá xuất khẩu do phía Malaysia đề xuất cho Việt Nam.
Câu chuyện giá xăng liên tục lập đỉnh những tháng qua vẫn chưa có hồi kết khi giá xăng thế giới tiếp tục tăng. Trong khi đó, các loại thuế, phí đang chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu xăng dầu khiến mặt hàng này càng trở nên đắt đỏ so với nhiều quốc gia.
Tại dự thảo Luật Giá (sửa đổi), Bộ Tài chính kiến nghị Chính phủ xem xét bỏ quỹ bình ổn giá để giá xăng dầu được vận động hoàn toàn theo cơ chế thị trường và tôn trọng các nguyên tắc thị trường.
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Tổng thống Brazil Lula da Silva đã nhất trí nâng cấp quan hệ Việt Nam - Brazil lên Đối tác chiến lược và ra Tuyên bố chung Việt Nam – Brazil về việc nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược.