|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Thực hiện tái cấu trúc, Lilama thoái vốn tại hàng loạt công ty con, công ty liên kiết

16:27 | 06/03/2019
Chia sẻ
Chỉ trong quý I/2019, Tổng công ty Lắp máy Việt Nam – CTCP (Lilama - Mã: LLM) đã liên tục thoái vốn tại 6 công ty con và công ty liên kết.

Cụ thể, Lilama vừa công bố thông tin muốn thoái vốn tại CTCP Lilama 69-3 (Mã: L63), CTCP Lilama 69-1 (Mã: L61), CTCP Lilama 18 (Mã: L18) và CTCP Lilama 10 (Mã: L10).

Theo đó, Lilama đăng ký bán gần 1,14 triệu cổ phiếu L61, tương ứng 15% vốn điều lệ vào ngày 8/3. Hiện, Tổng công ty nắm giữ 51% cổ phần tại Lilama 69-1. Nếu giao dịch thành công, Tổng công ty dự kiến giảm tỉ lệ sở hữu tại Lilama 69-1 xuống 36% vốn điều lệ, tương đương 2,73 triệu cổ phần. Sau thông tin Lilama thoái vốn, cổ phiếu L61 bật tăng từ mức giá từ 12.100 đồng/cp lên 19.700 đồng/cp, tương đương tỉ lệ tăng 62,8%.

Cùng ngày 8/3, doanh nghiệp này cũng có kế hoạch thoái 15,004% trên tổng số 51,004% vốn cổ phần hiện sở hữu tại Lilama 18. Cụ thể, Lilama đăng ký bán ra 1,4 triệu cổ phiếu L18, muốn giảm số lượng cổ phiếu L18 nắm giữ còn 3,4 triệu cổ phiếu.

Trong ngày 26/2, Lilama dự kiến bán ra gần 1,5 tiệu cổ phiếu L10 và hơn 2,5 triệu cổ phiếu L63. Trong trường hợp giao dịch hoàn tất, Lilama sẽ giảm tỉ lệ sở hữu tại Lilama 10 và Lilama 69-3 lần lượt từ 51,05% và 66,42% xuống còn 36% vốn điều lệ.

Như vậy, nếu các giao dịch trên diễn ra thành công, các đơn vị gồm Lilama 69-3, Lilama 69-1, Lilama 18 và Lilama 10 không còn là công ty con của Tổng công ty Lắp máy Việt Nam. Ngoài ra, Lilama có thể thu về khoảng 103 tỉ đồng trong đợt thoái vốn này.

Mục đích của các giao dịch trên là tái cấu trúc và nâng cao năng lực quản trị của Tổng công ty Lắp máy Việt Nam – CTCP theo Đề án trong giao đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025 do Bộ Xây dựng phê duyệt. Các cổ phiếu công ty đăng ký bán dự kiến được bán đấu giá qua Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX).

Thực hiện tái cấu trúc, Lilama thoái vốn tại hàng loạt công ty con, công ty liên kiết - Ảnh 1.

Cổ phiếu L61 của Lilama 69-1 'dậy sóng' sau thông tin Lilama thoái vốn. Ảnh minh họa

Trong một diễn biến mới đây, ngày 28/2, Tổng công ty Lắp máy  Việt Nam công bố thông tin không còn là cổ đông của CTCP Lisemco. Theo đó, Lilama đã thoái toàn bộ hơn 13 triệu cổ phần, tương ứng 79,98% vốn điều lệ tại Lisemco.

Trước đó, ngày 14/2, Lilama cũng đã hoàn tất thoái toàn bộ hơn 3,7 triệu cổ phiếu L62 của CTCP Lilama 69-2, tương đương 44,96% vốn điều lệ như đã đăng ký trước đó. Hiện, Lilama không còn là cổ đông của CTCP Lilama 69-2.

Hiện, Lilama còn nắm giữ hơn 51% vốn điều lệ của một số công ty như CTCP Tôn mạ màu Việt Pháp, CTCP Đầu tư xâu dựng và Phát triển đô thị Lilama, CTCP Lilama 5, CTCP Lilama 7, CTCP Thủy điện Sông Vàng, CTCP Cơ khí Lắp máy Lilama.

Về kết quả kinh doanh năm 2018, Lilama ghi nhận doanh thu 10.089 tỉ đồng, giảm 36% so với kết quả năm 2017, LNTT tương ứng giảm 31% so với cùng kì, đạt 56 tỉ đồng. Được biết, doanh nghiệp đặt mục tiêu doanh thu và lợi nhuận cho năm 2018 lần lượt là 8.542 tỉ và 52 tỉ đồng. Như vậy, Lilama đã thực hiện được 108% kế hoạch lợi nhuận và vượt 18% chỉ tiêu doanh thu đề ra.

Diễn biến giá cổ phiếu LLM hai tháng đầu năm 2019 không biến động nhiều với thanh khoản thấp. Cổ phiếu đóng cửa phiên ngày 1/3 ở ngưỡng 20.100 đồng/cp.

Thông tin thêm, ngày 27/2 vừa qua, Tổng thầu Doosan phối hợp với Lilama và các đơn vị liên quan tiến hành khởi công lắp đặt kết cấu thép cho Lò hơi số 1 thuộc Dự án Nhà máy Nhiệt điện Nghi Sơn 2 tại Nghi Sơn, Thanh Hoá. Đáng chú ý, đây là dự án LILAMA hợp tác cùng tập đoàn công nghiệp hàng đầu Hàn Quốc – Tập đoàn Doosan làm tổng thầu. Được biết, dự án Nhà máy Nhiệt điện Nghi Sơn 2 có tổng công suất 1.200 MW. Ngoài ra, đây là dự án BOT đầu tiên mà Chính phủ thực hiện hình thức trao thầu thông qua quy trình đấu thấu quốc tế.

Được biết, ngày 20/3 tới đây là ngày cuối cùng Lilama chốt danh sách tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2019. Nội dung họp là Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh, đầu tư năm 2018 và kế hoạch sản xuất kinh doanh, đầu tư năm 2019; thông qua báo cáo tài chính năm 2018; thông qua việc trích lập các quỹ 2018 và các vấn đề khác liên quan.

Đề án cơ cấu lại TTCK: Nâng hạng trước năm 2025, ngắt mạch tự động khi có biến động mạnh, tăng biên độ….Đề án cơ cấu lại TTCK: Nâng hạng trước năm 2025, ngắt mạch tự động khi có biến động mạnh, tăng biên độ…. Thoái vốn nhà nước: Không chỉ đạt số lượng, còn phải bảo đảm chất lượngThoái vốn nhà nước: Không chỉ đạt số lượng, còn phải bảo đảm chất lượng Công ty Lilama đã khai thác quặng Apatit và thu 379 tỷ đồng như thế nào?Công ty Lilama đã khai thác quặng Apatit và thu 379 tỷ đồng như thế nào?

Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Phan Quân

Trước thềm Diễn đàn Đầu tư Việt Nam: Đầu tư thụ động trong bối cảnh vĩ mô không chắc chắn
Trong năm 2024, lãi suất tiền gửi có kỳ hạn đang ở mức thấp. 4 ngân hàng quốc doanh có mức huy đông kỳ hạn 12 tháng đang ở mức 4,6%-5,0%. Trong khi đó thị trường trái phiếu, cũng như thị trường bất động sản đều chưa phục hồi, dẫn đến thiếu các kênh đầu tư tài chính hấp dẫn. Lượng tiền gửi trong ngân hàng đang ở mức cao nhất trong lịch sử đạt gần 6,84 triệu tỷ đồng vào tháng 7/2024.