|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Đề án cơ cấu lại TTCK: Nâng hạng trước năm 2025, ngắt mạch tự động khi có biến động mạnh, tăng biên độ….

21:03 | 05/03/2019
Chia sẻ
Ngày 28/2, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định phê duyệt Đề án “Cơ cấu thị trường chứng khoán và thị trường bảo hiểm đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025”.

Đối với thị trường chứng khoán, mục tiêu chung của Đề án là tiếp tục cơ cấu lại toàn diện để thị trường chứng khoán trở thành kênh dẫn vốn trung và dài hạn quan trọng cho nền kinh tế; xây dựng cơ cấu hợp lý, cân bằng giữa thị trường tiền tệ và thị trường vốn, giữa thị trường cổ phiếu và trái phiếu, giữa trái phiếu chính phủ và trái phiếu doanh nghiệp; hỗ trợ tích cực quá trình cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế và thúc đẩy phát triển khu vực kinh tế tư nhân; tăng cường mở cửa và hội nhập với thị trường khu vực và thế giới.

Một số mục tiêu cụ thể tại đề án vừa được Chính phủ ban hành như sau:

Thứ nhất, quy mô thị trường cổ phiếu đạt mức 100% GDP vào năm 2020 và 120% GDP vào năm 2025, quy mô thị trường trái phiếu đạt mức 47% GDP vào năm 2020 và 55% GDP vào năm 2025. Số lượng công ty niêm yết đến năm 2020 tăng 20% so với năm 2017.

Thứ hai, số lượng nhà đầu tư trên thị trường đạt mức 3% dân số vào năm 2020 và 5% dân số vào năm 2025. Đảm bảo cơ cấu hợp lý giữa nhà đầu tư cá nhân và nhà đầu tư có tổ chức, giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài, đồng thời thúc đẩy sự phát triển của các nhà đầu tư chuyên nghiệp trên thị trường chứng khoán.

Thứ ba, đa dạng hóa các sản phẩm trên thị trường chứng khoán; triển khai các sản phẩm chứng quyền có đảm bảo, hợp đồng tương lai trái phiếu chính phủ và hợp đồng tương lai trên các chỉ số mới ngoài chỉ số VN30 trước năm 2020 và từng bước triển khai các sản phẩm quyền chọn, hợp đồng tương lai trên cổ phiếu trước năm 2025.

Thứ tư, lành mạnh hóa tình hình tài chính, nâng cao năng lực quản trị của các tổ chức chứng khoán theo quy định pháp luật, nâng chỉ tiêu an toàn tài chính của các tổ chức kinh doanh chứng khoán tăng 20% so với hiện tại.

Thứ năm, trước năm 2020, đổi mới toàn diện và đồng bộ các công ty niêm yết của Việt Nam đạt mức bình quân ASEAN – 6.

Thứ sáu, trước năm 2025, nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam trên danh sách các thị trường mới nổi.

Đáng chú ý, trong đề án này, một số giải pháp nhằm tăng cường tính thanh khoản cho thị trường được đưa ra, điển hình như:

- Triển khai các loại lệnh mới trên thị trường cổ phiếu, đặc biệt là các loại lệnh phù hợp với nhu cầu của các nhà đầu tư chuyên nghiệp;

- Thực hiện nới rộng biên độ giao động giá trong ngày theo chính chất của từng phân bảng cổ phiếu niêm yết.

-  Áp dụng cơ chế ngắt mạch tự động trong trường hợp thị trường có biến động mạnh, tăng thời gian giao dịch áp dụng cho một số giao dịch đặc biệt.

- Nghiên cứu triển khai mô hình vay và cho vay chứng khoán cơ sở phù hợp với năng lực tài chính và khả năng quản trị rủi ro của tổ chức kinh doanh chứng khoán. 

-  Phát triển hệ thống các nhà tạo lập thị trường với đầy đủ quyền lợi và nghĩa vụ để thực hiện chức năng tạo lập trên cả thị trường sơ cấp và thứ cấp theo thông lệ quốc tế.

Dòng tiền thông minh (5/3): Khối ngoại và tự doanh giao dịch trái chiều, nhóm midcap tăng trần ấn tượngDòng tiền thông minh (5/3): Khối ngoại và tự doanh giao dịch trái chiều, nhóm midcap tăng trần ấn tượng Chứng khoán BSC đưa ra kịch bản VN-Index có thể quay lại mốc 900 điểm trong tháng 3Chứng khoán BSC đưa ra kịch bản VN-Index có thể quay lại mốc 900 điểm trong tháng 3 Bán ròng liên tiếp hai tháng đầu năm 2019, khối tự doanh ‘xả’ gần 850 tỉ đồngBán ròng liên tiếp hai tháng đầu năm 2019, khối tự doanh ‘xả’ gần 850 tỉ đồng

Hoàng Linh