Trong phiên cuối tuần, NĐT ngoại bán ròng phiên thứ 4 liên tục trên HOSE với gần 1.312 tỷ đồng. Tính trên toàn thị trường, họ xả ròng hơn 1.354 tỷ đồng.
Đa số các công ty chứng khoán có chung nhận định thị trường sẽ khởi sắc và tiềm năng tăng trưởng khả quan trong 2024, từ đó hỗ trợ cho kết quả kinh doanh. Trong số 9 công ty chứng khoán đầu tiên công bố kế hoạch năm 2024, có 7 đơn vị đặt mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận.
Lãi suất huy động ngày càng rơi về vùng đáy, dòng tiền từ ngân hàng đổ dồn về các kênh đầu tư. Ngoài vàng, trái phiếu, chứng khoán,...chứng chỉ quỹ cũng đang tạo nên cơn sốt trong giới đầu tư với hiệu quả đầu tư tích cực.
Ngân hàng là nhóm ngành chiếm tỷ trọng lớn nhất của DCDS, DCDE và VEIL đến cuối tháng 2. Đây là động lực chính cho hiệu suất tăng trưởng từ đầu năm của 3 quỹ đầu tư cổ phiếu thuộc Dragon Capital.
Trong đại hội lần này, Chứng khoán BOS sẽ trình ĐHĐCĐ phương án phát hành 50 triệu cổ phiếu riêng lẻ cho tối đa 20 nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp và/hoặc nhà đầu tư chiến lược để tăng vốn điều lệ.
Theo dự báo của các công ty chứng khoán, thị trường có thể sẽ quay trở lại đà tăng trong phiên kế tiếp. Tuy nhiên, các quỹ ETF có thể sẽ thực hiện cơ cấu danh mục tại phiên 15/3 cho nên thị trường có thể sẽ có nhiều biến động mạnh trong phiên, đặc biệt là phiên ATC.
Theo kế hoạch dự trình ĐHĐCĐ thường niên năm 2024, Chứng khoán VIX sẽ chi trả cổ tức năm 2023 bằng cổ phiếu với tỷ lệ 10% và phát hành cổ phiếu để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu với tỷ lệ 10%.
Với nhịp tăng tích cực của cổ phiếu VEF trong tuần qua, vốn hóa Trung tâm Hội chợ Triển lãm Việt Nam - thành viên của Tập đoàn Vingroup đã cán mốc 1 tỷ USD.
Đóng cửa phiên 13/3, giá cổ phiếu ICF của CTCP Đầu tư Thương mại Thủy sản (Incomfish) tăng hết biên độ phiên thứ 10 liên tiếp, thiết lập đỉnh lịch sử 8.500 đồng/cp.
Cổ phiếu CTR của Viettel Construction tăng liên tiếp và thiết lập đỉnh mới sau khi thông tin Viettel đấu giá thành công quyền sử dụng băng tần 2.500 - 2.600 MHz để phục vụ thương mại hóa công nghệ di động 5G được công bố.
Các chuyên gia phân tích của VDSC cho rằng bộ đệm để ứng phó với áp lực tỷ giá là dự trữ ngoại hối đã hao hụt đáng kể trong năm 2024, ước tính khoảng 8-10 tỷ USD. Điều này khiến cho tỷ giá dễ biến động khi có áp lực về luồng ngoại tệ rút ra.