|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Một cổ phiếu liên quan đến Vingroup tăng hơn 30% sau một tuần, vốn hóa vượt 1 tỷ USD

13:43 | 14/03/2024
Chia sẻ
Với nhịp tăng tích cực của cổ phiếu VEF trong tuần qua, vốn hóa Trung tâm Hội chợ Triển lãm Việt Nam - thành viên của Tập đoàn Vingroup đã cán mốc 1 tỷ USD.

Sau giai đoạn lình xình đi ngang, cổ phiếu VEF của CTCP Trung tâm Hội chợ Triển lãm Việt Nam (VEFAC) có nhịp tăng từ phiên 8/3 đến nay. Cụ thể, giá VEF đã tăng 32,4% sau một tuần, từ 145.800 đồng/cp (kết phiên 7/3) lên 193.000 đồng/cp (kết phiên sáng 14/3), mức giá cao nhất kể từ đầu tháng 5/2022.

Cùng chiều tăng giá, thanh khoản khớp lệnh VEF cũng được cải thiện, đạt trung bình gần 26.300 đơn vị trong mỗi phiên tăng vừa qua. Trong đó, phiên 13/3 ghi nhận mức thanh khoản cao nhất trong hơn một tháng, đạt gần 55.000 đơn vị.

Nhịp tăng trên của VEF đã giúp vốn hóa thị trường VEFAC vượt mốc 1 tỷ USD. Cụ thể, vốn hóa công ty đã tăng thêm 7.864 tỷ sau một tuần, lên mức 32.154 tỷ đồng (tương đương hơn 1,3 tỷ USD).

Trước đó, vào cuối tháng 1, cổ phiếu VEF cũng mới có nhịp tăng hơn 34,4% sau một tuần, từ 112.700 đồng/cp (kết phiên 19/1) lên 151.500 đồng/cp (kết phiên 26/1).

Theo tìm hiểu, tiền thân VEFAC là Khu Triển lãm Giảng Võ, thành lập năm 1974 với nhiệm vụ là tổ chức triển lãm thành tựu kinh tế, kỹ thuật của đất nước, các sự kiện văn hóa, xã hội của TP Hà Nội và các Bộ, ngành Trung ương. Hiện VEFAC là nhà tổ chức, nhà cung cấp dịch vụ trong lĩnh vực hội chợ triển lãm. 

Về kết quả kinh doanh, VEFAC ghi nhận doanh thu thuần năm 2023 gần 9 tỷ đồng, gấp hơn 9 lần so với năm 2022. Nhờ 564 tỷ đồng doanh thu tài chính nên lợi nhuận sau thuế năm 2023 của công ty đạt 434,9 tỷ đồng, tăng 36,1% so với năm 2022.

Tại ngày 31/12/2023, VEFAC có tổng tài sản hơn 9.803 tỷ đồng, tăng khoảng 1.105 tỷ so với thời điểm đầu năm (phần tăng chủ yếu là hàng tồn kho, ở mức 2.462 tỷ đồng). Lượng tiền mặt và tương đương tiền ở mức 1.330 tỷ đồng.

Diễn biến giá cổ phiếu VEF từ đầu năm đến nay. (Nguồn: VNDirect).

Diệu Nhi

Vì sao Mỹ chật vật với lạm phát hơn châu Âu?
Lạm phát có thể đã giảm mạnh từ các mức cao nhất hàng chục năm qua ở cả hai bờ Đại Tây Dương, nhưng tiến triển ở Mỹ đã chững lại, khiến Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) hiện được dự đoán sẽ bắt đầu cắt giảm lãi suất chậm hơn nhiều so với Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB).