|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Công ty chứng khoán từng liên quan ông Trịnh Văn Quyết muốn tăng vốn thêm 500 tỷ đồng

19:23 | 14/03/2024
Chia sẻ
Trong đại hội lần này, Chứng khoán BOS sẽ trình ĐHĐCĐ phương án phát hành 50 triệu cổ phiếu riêng lẻ cho tối đa 20 nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp và/hoặc nhà đầu tư chiến lược để tăng vốn điều lệ.

CTCP Chứng khoán BOS (Mã: ART) vừa công bố tài liệu đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024. Đại hội dự kiến tiến hành vào 15h30, ngày 19/3 tới đây.

Trong đại hội lần này, Chứng khoán BOS sẽ trình ĐHĐCĐ phương án phát hành 50 triệu cổ phiếu riêng lẻ cho tối đa 20 nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp và/hoặc nhà đầu tư chiến lược để tăng vốn điều lệ. Nếu phát hành thành công, vốn điều lệ sau khi chào bán sẽ tăng từ hơn 969 tỷ lên hơn 1.469 tỷ đồng.  

Giá chào bán được đại hội đồng cổ đông ủy quyền cho HĐQT quyết định, nhưng không thấp hơn 10.000 đồng/cp. Thời gian thực hiện dự kiến trong quý III, quý IV năm 2024, sau khi nhận được sự chấp thuận của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.

Cổ phiếu phát hành riêng lẻ bị hạn chế chuyển nhượng trong 1 năm đối với nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp và 3 năm đối với nhà đầu tư chiến lược kể từ ngày hoàn thành đợt chào bán.

Theo Chứng khoán BOS, toàn bộ số tiền thu được từ đợt chào bán sẽ được sử dụng cho mục đích bổ sung nguồn vốn cho hoạt động cho vay kỹ quỹ (margin).

Căn cứ kết quả kinh doanh năm 2023 và giả định phát hành riêng lẻ thành công 50 triệu cổ phiếu vào quý III/2024, công ty đặt kế hoạch doanh thu thuần năm 2024 đạt gần 61,6 tỷ đồng, mục tiêu lợi nhuận trước thuế gần 21 tỷ đồng. Trong đó, các hoạt động kinh doanh báo gồm môi giới chứng khoán, chứng khoán cơ sở, cho vay giao dịch ký quỹ.

Chứng khoán BOS là công ty chứng khoán từng có nhiều mối quan hệ với ông Trịnh Văn Quyết, cựu Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn FLC. Năm 2023, doanh thu thuần của Chứng khoán BOS đạt hơn 3,5 tỷ đồng, lỗ sau thuế ghi nhận hơn 18 tỷ đồng.

Thu Thảo

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.