Trái ngược với tình hình xuất khẩu ảm đạm và sự trầm lắng của thị trường trong nước, 7 tháng đầu năm nay lượng tiêu nguyên liệu nhập khẩu vào Việt Nam diễn ra rất sôi động với khối lượng đạt 25.750 tấn, vượt 37,8% so với cùng kỳ năm trước.
Từ cuối tháng 7 đến đầu tháng 8 giá tiêu trong nước bất ngờ tăng khá mạnh trở lại. Tuy nhiên với sự xuất hiện của hàng loạt những yếu tố kém tích cực đà tăng giá này liệu có được duy trì trong những tháng còn lại của năm nay?
Việt Nam là quốc gia xuất khẩu hồ tiêu lớn nhất thế giới nhưng đồng thời cũng là nước nhập khẩu và chế biến hàng đầu. Trong 6 tháng đầu năm nay, Việt Nam đã chi số tiền kỷ lục gần 32 triệu USD để nhập khẩu 8.332 tấn hồ tiêu từ Brazil.
7 tháng đầu năm, xuất khẩu hàng nông lâm thủy sản đạt khoảng 32,3 tỷ USD trong khi nhập khẩu 26 tỷ USD. Như vậy, giá trị xuất siêu nông, lâm, thủy sản đạt gần 6,3 tỷ USD, tăng gần 2 lần so với cùng kỳ năm 2021.
Đại diện Hiệp hội hồ tiêu Việt Nam cho biết căng thẳng địa chính trị, lạm phát gia tăng, chính sách Zero COVID của Trung Quốc và thiếu thông tin thị trường xuất khẩu... là những yếu tố cản trở xuất khẩu tiêu nửa cuối năm 2022.
Theo các chuyên gia, cuộc xung đột kéo dài giữa Nga – Ukraine đang gây ra cuộc khủng hoảng năng lượng và lương thực, trong khi những lo ngại về làn sóng COVID-19 mới trên toàn cầu cũng như chính sách kiểm soát dịch bệnh nghiêm ngặt tại Trung Quốc góp phần vào sự không chắc chắn của thị trường hồ tiêu. Điều này dự kiến sẽ không thay đổi trong ngắn hạn.
Bức tranh thị trường hồ tiêu trong nửa cuối năm nhìn chung không mấy khả quan khi nhu cầu thế giới có dấu hiệu chậm lại, trong khi giới đầu cơ trong nước đang chịu áp lực xả hàng thu hồi vốn.
Trong tháng 6, thị trường hồ tiêu ghi nhận tín hiệu tích cực khi Trung Quốc, thị trường tiêu thụ hồ tiêu lớn của nước ta tăng mua trở lại sau nhiều tháng sụt giảm.
Cục Xuất nhập khẩu – Bộ Công Thương nhận định thời điểm hiện tại giá hồ tiêu của Việt Nam phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc khi mà các nhà nhập khẩu châu Âu và Mỹ đã ký hợp đồng đến cuối năm nay.
Chủ tịch Liên đoàn Hồ tiêu và Gia vị Campuchia cho rằng giá tiêu nước này giảm giữa vụ thu hoạch do thương lái Việt Nam hạ giá. Doanh nghiệp, nông dân nước này muốn tìm kiếm các nhà xuất khẩu để mua tiêu trực tiếp từ người trồng.
Vụ thu hoạch hồ tiêu của Việt Nam đã cơ bản kết thúc với sản lượng giảm khoảng 10% so với năm 2021. Tuy nhiên, giá tiêu từ đầu năm đến nay có xu hướng giảm do trùng với vụ thu hoạch cao điểm của Việt Nam và một số nước sản xuất khác nên nguồn cung khá dồi dào, trong khi xuất khẩu sang Trung Quốc gặp khó khăn do tình trạng đóng cửa đường biên giới.
EVFTA đã mở ra cơ hội cho hồ tiêu Việt Nam khi cả lượng, kim ngạch xuất khẩu sang EU đều tăng mạnh. Tuy nhiên, ngành tiêu cần giảm lượng tồn dư thuốc BVTV theo quy định để giữ vững thị phần ở thị trường tiềm năng này.
Theo thông tin từ Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA), giá hồ tiêu trong quý I giảm do trùng với vụ thu hoạch cao điểm của Việt Nam và một số nước sản xuất khác, trong khi xuất khẩu sang Trung Quốc giảm 81% do tình trạng đóng cửa đường biên giới.
Trái ngược với sự nhộn nhịp ở thời điểm đầu vụ thu hoạch, từ giữa tháng 2 đến nay thị trường hồ tiêu trong nước khá trầm lắng do Trung Quốc tiếp tục kiên trì với chính sách "Zero COVID", trong khi căng thẳng chính trị giữa Nga và Ukraine càng khiến áp lực đè nặng lên giá.
Trong giai đoạn từ năm 2017-2021, xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam vào thị trường Liên minh châu Âu (EU) đã tăng tới 56% qua đó củng cố vững chắc vị thế số một của hồ tiêu Việt Nam tại châu Âu.