|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Thị trường hàng hóa (9/10): Hơn 12.597 ha tôm ở Sóc Trăng bị nhiễm bệnh

19:16 | 09/11/2018
Chia sẻ
Thị trường hàng hóa hôm nay nổi bật với thông tin diện tích tôm thiệt hại do bệnh dịch của Sóc Trăng trong tuần cuối cùng tháng 10 là 38 ha, lũy kế là hơn 12.597 ha. Trong khi đó, Đoàn Nghị viện châu Âu đánh giá cao những nỗ lực chống khai thác IUU của Việt Nam.
thi truong hang hoa 910 chau au danh gia no luc chong iuu cua viet nam hon 12597 ha tom o soc trang bi nhiem benh Thị trường hàng hóa (8/11): Giá heo tháng 10 suy yếu, giá cà phê dự báo tiếp tục ảm đạm

1. Hơn 12.597 ha tôm ở Sóc Trăng bị nhiễm bệnh

Theo chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Sóc Trăng, tình hình dịch bệnh ở tôm trên địa bàn tỉnh có chiều hướng gia tăng đáng kể.

Theo đó, diện tích thả trong tuần cuối cùng của tháng 10 là 515,5 ha, lũy kế đến 31/10 là 55.836 ha, đạt trên 124% kế hoạch.

Trong khi đó, diện tích thiệt hại do bệnh dịch trong tuần là 38 ha, lũy kế là hơn 12.597 ha, chiếm 22,6% tổng diện tích tôm nuôi nước lợ, bao gồm tôm sú 5.546,5 ha và tôm thẻ gần 7.051 ha.

2. Tôm nhập khẩu vào châu Âu được đánh giá là an toàn cho sức khỏe

Theo nghiên cứu mới nhất từ các nhà khoa học thuộc Đại học Stirling, tôm nuôi nhập khẩu vào châu Âu đảm bảo an toàn cho tiêu thụ tương tự như các loại hải sản khác có mặt trên thị trường này.

Trang Sea Food Source cho hay, thông qua nguồn dữ liệu của Liên Minh Châu Âu (EU) để thực hiện các đánh giá rủi ro đối với các nguồn tôm nhập khẩu, các nhà nghiên cứu Dave Little và Richard Newton thuộc viện thủy sản Stirling cùng với các đồng nghiệp tại Đại Học Hải Dương Thượng Hải nhận thấy nguồn tôm nhập khẩu ngày càng trở nên an toàn hơn cho người tiêu dùng trong những năm gần đây.

3. Dự thảo Luật Trồng trọt còn bỏ trống giống cây trồng biến đổi gen

Chương 2 của Dự luật quy định về giống cây trồng vẫn chưa đề cập đến cây trồng biến đổi gen, trong khi hiện nay giống cây trồng này đang phát triển mạnh, có thể ảnh hưởng đến con người, vật nuôi, môi trường tự nhiên và hệ sinh thái. Nhiều ý kiến đề nghị cần phải đưa nội dung này vào Dự thảo luật để đánh giá tác động sinh học của giống cây trồng này đối với môi trường.

4. Đoàn Nghị viện châu Âu đánh giá cao những nỗ lực chống khai thác IUU của Việt Nam

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản (VASEP), phái đoàn đánh giá cao việc trao đổi cởi mở, thẳng thắn và hợp tác xây dựng của các cơ quan chức năng, các tổ chức nghề cá liên quan… của Việt Nam.

Một số cải thiện đáng kể trong Luật Thủy sản của Việt Nam chắc chắn có thể làm tăng khả năng giải quyết và ngăn chặn các hoạt động khai thác IUU tại các vùng biển của Việt Nam.

5. Gạo Việt chưa đủ 'đậm đà'

Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải: Gạo của Việt Nam đã có mặt tại 150 quốc gia và vùng lãnh thổ. Bên cạnh các thị trường truyền thống, gạo Việt Nam đã từng bước thâm nhập vào các thị trường khó tính như: EU, Hàn Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ…

Những tiến bộ trong sản xuất, cơ cấu giống, mùa vụ, cùng với những biện pháp canh tác thích hợp, đã từng bước nâng cao chất lượng gạo Việt Nam. Các giống lúa thơm, chất lượng cao, nhằm phục vụ những phân khúc thị trường cao cấp cũng được quan tâm hơn. “Ngày 15/8, Chính phủ ban hành Nghị định 10/2018/NĐ-CP7 thay thế Nghị định 109/2010/NĐ-CP về kinh doanh, xuất khẩu gạo, tiếp tục tạo dựng môi trường thông thoáng, thúc đẩy đầy tư, kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất, thương mại gạo” - ông Đỗ Thắng Hải nhấn mạnh.

Xem thêm

Đức Quỳnh